Nhận biết những câu nói thao túng tâm lý để tránh xa mối quan hệ độc hại
Bạn có bao giờ tự đặt ra câu hỏi: Đâu là những câu nói thao túng tâm lý mà kẻ thao túng thường hay sử dụng hay không? Trên thực tế nhiều khi bạn rất khó để nhận ra mình có đang bị tẩy não hay không nếu bạn không phải là người quá nhạy cảm và xem trọng cảm xúc của mình. Kẻ thao túng tâm lý người khác luôn sử dụng những câu nói để bóp méo suy nghĩ người khác. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, GiaTriCuocSong.org sẽ cung cấp cho bạn những câu nói thao túng tâm lý phổ biến nhất để có cơ sở nhận biết mình có đang bị thao túng hay không. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Thao túng tâm lý là gì?
Trước hết, chúng ta cần hiểu được thao túng tâm lý là gì? Thao túng tâm lý là một hình thức lạm dụng tâm lý để gây ra những ảnh hưởng lên người. Mục đích của việc thao túng này đó là đánh tráo sự thật, kiểm soát đối phương và để họ phục tùng theo ý muốn của kẻ thao túng.
Những người nhạy cảm lại càng dễ bị thao túng tâm lý hơn. Kẻ thao túng tâm lý thường muốn kiểm soát và bóp méo ý thức của nạn nhân với nhiều câu nói như: “Bạn điên rồ thật đấy”, “Ba mẹ làm như vậy là vì thương con” , “Em nghĩ quá nhiều rồi”…
Tất cả các mối quan hệ từ gia đình, tình yêu, bạn bè…đều có những câu nói kinh điển mà kẻ thao túng thường hay sử dụng. Nếu có ai đó đang nói với bạn những câu như thế này thì bạn cần cẩn thận vì rất có thể bạn đang là mục tiêu mà kẻ thao túng muốn nhắm đến.
Những câu nói thao túng tâm lý trong tình yêu
Nắm rõ những câu nói thao túng tâm lý trong tình yêu để biết được bản thân có đang bị nửa kia“tẩy não” hay không. Đây chính là cách để bảo vệ bản thân khỏi mối quan hệ tình cảm độc hại.
“Điều đó không bao giờ xảy ra đâu”
Đây là lời nói dối trắng trợn khi nửa kia muốn phủ nhận lại những suy nghĩ, lời nói của bạn. Bằng cách nói dối, đánh tráo sự thật họ sẽ làm cho bạn tự nghi ngờ bản thân. Khi bạn càng băn khoăn về suy nghĩ của mình thì kẻ thao túng càng có cơ hội để bóp méo tâm lý của bạn.
“Em/ Anh nhạy cảm quá”
Một trong những câu nói thao túng tâm lý kinh điển đó là nói rằng bạn quá nhạy cảm. Mỗi khi bạn muốn bày tỏ suy nghĩ hoặc nỗi đau của mình với nửa kia thì lại nhận được câu nói “Là em luôn tự tưởng tượng và suy nghĩ lung tung thôi, “Là bản thân em luôn làm quá mọi thứ lên” , để cho rằng suy nghĩ của bạn chỉ là do bạn tự suy diễn ra.
Ví dụ, bạn của anh ta chê bai về cách ăn mặc của bạn nhưng khi bạn thể hiện sự khó chịu thì họ lại nói đó chỉ là trò đùa vui của mọi người và do bạn quá nhạy cảm nên mới nghĩ tiêu cực như vậy. Bằng cách này, kẻ thao túng sẽ muốn bạn thấy bản thân thật ngu ngốc, xấu hổ trước mặt mọi người để lần sau không dám lên tiếng nữa.
“Trí nhớ em/anh tệ quá”
Kẻ thao túng tâm lý luôn muốn bạn mất đi niềm tin vào bản thân nên luôn nói những câu như “Là do em sai đó. Do bản thân em hay quên và không nhớ được mọi thứ tốt.”
“Lại nữa hả? Sao em cứ nói về việc đó suốt vậy?”
Nếu bạn thấy nửa kia luôn tỏ ra than trách và khó chịu với bạn khi bạn nhắc lại một chuyện gì đó thì hãy cẩn thận hơn trong mối quan hệ này. Anh ta luôn cảm thấy phiền phức và tỏ ra không quan tâm đến những lời bạn nói. Khi nghe những câu nói như thế này, bạn bắt đầu có cảm giác sợ hãi và không còn dám nói ra suy nghĩ của mình nữa.
“Anh xin lỗi vì em nghĩ rằng anh tổn thương em”
Nghe thì giống như một lời xin lỗi ngọt ngào nhưng đừng vì vậy mà mắc bẫy nhé. Đây là cách mà kẻ thao túng tâm lý muốn giảm bớt trách nhiệm về lỗi lầm mà họ gây ra vì đã hiểu sai tình huống.
“Em/anh nên biết anh/em sẽ phản ứng như thế nào chứ”
Là một hình thức thao túng tâm lý phủi bỏ trách nhiệm. Kẻ thao túng luôn đổ lỗi mọi trách nhiệm lên nạn nhân cho dù đúng hay sai. Khi nghe những câu nói này quá nhiều, lâu dần nạn nhân luôn thấy mình là người có lỗi và chủ động xin lỗi trước.
“Nếu em không ngu thì đã không bị như vậy”
Nạn nhân nghi ngờ rằng bản thân vô dụng, hoặc nghi ngờ bản thân là điều mà người thao túng cố tình áp đặt lên họ.
“Không ai tin em hết, sao anh tin em được?”
Nạn nhân sẽ cảm thấy mất hy vọng và không còn tin tưởng vào bản thân và dần dần sợ việc giao tiếp hoặc thể hiện suy nghĩ của mình. Câu nói này làm cho nạn nhân cảm thấy mình là người làm sai vì tất cả mọi người đều nghĩ như vậy.
“Em làm thế vì em yêu anh”
Bạn trai khi nghe câu nói này tưởng như rất lãng mạn nhưng đây chỉ là cách biện minh cho hành vi của đối phương. Kẻ thao túng muốn bạn nghĩ rằng họ làm mọi việc là vì lo nghĩ cho bạn, sợ bạn bị tổn thương để nạn nhân không trách mắng họ.
Những câu nói thao túng tâm lý phổ biến
“Bạn điên rồi”
Theo bác sĩ Hairston, kẻ thao túng tâm lý thường dùng câu nói này để phủi bỏ trách nhiệm hoặc trốn tránh điều gì đó. Nó khiến nạn nhân thấy nghi ngờ về khả năng phán đoán và sự tỉnh táo của mình.
“Ý của tôi không phải như vậy”
Tiến sĩ Douglas cho biết: “Người phát ngôn câu nói này muốn làm mất uy tín của nạn nhân, đả kích kinh nghiệm hoặc trí thông minh của họ”. Theo đó, kẻ thao túng đang muốn phủi bỏ trách nhiệm và biện minh cho hành vi của mình. Điều này cũng sẽ làm cho nạn nhân nghi ngờ về khả năng phán đoán của bản thân.
“Nếu thật sự quan tâm đến tôi, bạn sẽ…”
Câu nói này có thể sử dụng trong nhiều mối quan hệ từ bạn bè, tình yêu, gia đình để bào chữa cho hành vi xấu hoặc mục đích của mình. Ví dụ như: “ Nếu bạn thật sự quan tâm tới tôi thì đã giấu việc tôi vi phạm với cô giáo”. Điều này làm cho đối phương bắt đầu đồng cảm và từ đó phá bỏ giới hạn/ quy tắc đặt ra trước đó.
“Đây là lý do tại sao bạn không có bạn bè”
Đây là một cách “tẩy não” rất tinh vi vì kẻ thao túng sẽ muốn bạn xa lánh người khác và phụ thuộc vào họ. Bởi chỉ có họ mới xem bạn là bạn bè.
“Đừng quá bận tâm về điều này”
Cũng giống như câu nói “Bạn thật điên rồ”, kẻ thao túng muốn bạn thấy nghi hoặc về bản thân và giảm thiểu trí thông minh. Nạn nhân sẽ cảm thấy lo lắng và cho rằng phản ứng của mình về việc đó là không đúng.
“Bạn chẳng biết đùa gì cả”
Trong mối quan hệ bạn bè thường có những câu nói như thế này để hạ thấp giá trị của một ai đó. Họ thường gán thêm những câu nói đùa để không bị gán cho tội nói xấu người khác.
“Bạn đang thao túng tôi đấy”
Theo Tiến sĩ Sarkis, đây là một cách thao túng tâm lý bằng cách đổ lỗi ngược lại cho nạn nhân. Đối phương dễ bị nhầm lẫn và mất đi cảnh giác rằng chính mình mới là người đang bị thao túng.
Lời kết
Nhận biết những câu nói thao túng tâm lý là một cách để bảo vệ bản thân rời khỏi những kẻ xấu. Nếu nhận thấy có ai đó đang nói với bạn những câu nói như trên hoặc luôn làm cho bạn tự nghi ngờ về bản thân thì hãy xem lại mối quan hệ này. Vì cho dù người kia có đang thao túng tâm lý hay không nhưng việc không cho bạn cảm giác an toàn cũng là dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại. Hi vọng những thông tin mà mình chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn làm chủ được cảm xúc và tâm lý của mình.