Tâm lý thị trường chứng khoán thay đổi như thế nào?
Những năm gần đầy, thị trường chứng khoán đang ngày càng sôi động và được rất nhiều người quan tâm để đầu tư. Trong đó, tâm lý thị trường chứng khoán là yếu tố quan trọng chi phối đến mức độ ổn định của thị trường. Sự biến động về giá cả trên các thị trường chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý đám đông của các nhà đầu tư và kinh doanh ở đó. Vậy tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán diễn biến như thế nào? Cùng theo dõi ngay bài viết này để có cái nhìn sâu sắc hơn nhé.
Tâm lý thị trường chứng khoán là gì?
Hầu hết, những người kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp trên thị trường đều phải thừa nhận những biến động giá cả không đáng kể (dao động từ 5 – 10 đô la) xảy ra ở những cổ phiếu có tính đầu tư cao đều do vấn đề tâm lý chi phối. Hiểu một cách đơn giản hơn thì chúng là thái độ của những người đang tham gia tại thời điểm đó.
Tâm lý thị trường chứng khoán là cảm xúc của nhà đầu tư đối với biến động của một tài sản cơ sở trên thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại. Tâm lý này cũng được thể hiện qua tỷ lệ người mua – bán trong các phiên giao dịch. Các nhà giao dịch sẽ có những ý kiến và cách giải thích riêng về biến động của thị trường do đó tâm lý thị trường chứng khoán rát đa dạng đồng thời rất khó để dự đoán chính xác.
Biểu đồ tâm lý chứng khoán
Biểu đồ tâm lý thị trường chứng khoán cung cấp cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về tâm lý chứng khoán và sự thay đổi cảm xúc khi giao dịch. Từ đó, bạn có thể tìm ra nguyên nhân, khắc phục những lỗi phổ biến về tâm lý để cải thiện hiệu quả giao dịch. Theo đó, tâm lý nhà đầu tư chứng khoán có tới 15 cung bậc cảm xúc:
Lạc quan: Khi nhà đầu tư bắt đầu mua cổ phiếu, chúng ta nhìn thấy một tương lai đầy triển vọng, đầy tích cực. Điều này làm cho tâm lý nhà đầu tư cảm thấy vô cùng phấn khởi, hào hứng.
Niềm tin: Sau khi mua cổ phiếu và có lợi nhuận, giá cổ phiếu ngày càng tăng, cổ phiếu bạn tích lũy được cũng ngày càng nhiều. Nhà đầu tư sẽ đổ thêm tiền vào chứng khoán với niềm tin thị trường sẽ giúp họ nhân đôi số tiền nhanh chóng.
Cảm xúc: Đây là thời điểm mà nhà đầu tư có cảm xúc mãnh liệt và tin rằng mình là người đầu tư thông minh. Do đó, nếu có ai đó nói rằng cổ phiếu đang giữ thực tế không tốt, họ sẽ gồng mình lên để bảo vệ quan điểm của mình.
Hưng phấn – Thỏa mãn: Khi mọi quyết định đầu tư đều nhanh chóng sinh lời, tâm lý thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư đó là quên đi sự rủi ro. Thay vào đó, họ sẽ chỉ cảm thấy hưng phấn, thỏa mãn với những gì mình đang có. Tuy nhiên, đây cũng chính là thời điểm rủi ro bắt đầu xuất hiện.
Lo lắng: Khi thị trường bắt đầu đi ngược lại những mong đợi của nhà đầu tư, họ vẫn tự trấn an bằng cách tin rằng đó chỉ là đợt điều chỉnh bình thường và thị trường sẽ tăng lại trong thời gian tới. Chúng ta nghĩ rằng, mình là nhà đầu tư dài hạn nên không cần để ý đến những cổ phiếu chưa bán, mọi thứ sẽ phục hồi lại và mang lại lợi nhuận.
Từ chối: Thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục giảm khiến người đầu tư vô cùng hoang mang. Khi đó, chúng ta thường cho rằng mình mua phải những cổ phiếu không tốt nhưng vẫn không chấp nhận thua lỗ.
Sợ hãi: Thị trường giảm sâu khiến nhà đầu tư không kịp xoay xở. Tâm lý lúc này là vừa hoang mang vừa sợ hãi vì nếu bán cắt lỗ tại thời điểm này thì sợ lỗ và giá cổ phiếu sẽ sớm phục hồi lại.
Tuyệt vọng: Cảm giác sợ hãi ngày càng tăng dẫn đến sự tuyệt vọng khi mà thị trường vẫn đang ngày càng xấu đi mà chưa thấy điểm dừng. Tâm lý thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư lúc này không còn tha thiết gì về chứng khoán nữa mà chỉ mong hòa vốn là chấp nhận bán ngay.
Hoảng loạn: Lúc này khoản lỗ ngày càng nhiều khiến chúng ta cạn kiệt về cả tinh thần lẫn vật chất. Nhà đầu tư cảm thấy hoảng loạn, không đủ tỉnh táo để đánh giá tình hình.
Xem xét lại tài sản: Lúc này, nhà đầu tư đã chấp nhận sự thật và tin rằng giá cổ phiếu không bao giờ tăng lại. Tâm lý lúc này của họ chỉ muốn rời bỏ thị trường, muốn bán toàn bộ cổ phiếu đang có nhanh nhất để không phải nhìn thấy khoản tài sản đang bị bào mòn dần.
Tức giận: Cảm giác tức giận cùng cực khi vừa cắt lỗ xong thì cổ phiếu bắt đầu phục hồi lại. Ngay lập tức họ cảm thấy mình như bị lừa và mất niềm tin vào thị trường chứng khoán.
Chán nản: Tâm lý chán nản, nghĩ rằng bản thân bị lừa nên mới tham gia vào thị trường chứng khoán để người khác trục lợi nên sẽ không còn muốn tham gia nữa. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm mua cổ phiếu tốt nhất mà các nhà đầu tư không biết.
Mất niềm tin: Đây là giai đoạn bị mất hết niềm tin và chứng khoán. Lúc này, chúng ta sẽ không muốn nghe hay muốn tham gia nữa mà thay vào đó là dành thời gian để tìm hiểu về bản thân.
Nghi ngờ: Khi thấy thị trường chứng khoán đã bắt đầu phục hồi nhưng vì nỗi sợ lần trước nên chúng ta vẫn không dám đầu tư lại, nhà đầu tư nghi ngờ rằng đây vẫn là bẫy như bao lần.
Hy vọng: Ở giai đoạn cuối cùng này, mọi thứ trở nên tốt đẹp lại và nhà đầu tư cũng nhận ra rằng tâm lý thị trường chuyển động theo chu kỳ. Họ bắt đầu quên đi quá khứ, tìm kiếm cơ hội tiếp theo cho mình.
Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Tâm lý thị trường chứng khoán thường trải qua 15 dấu hiệu tâm lý,cảm xúc mà chúng tôi đề cập ở trên. Tâm lý nhà đầu tư chứng khoán là sự phản ánh thái độ của mình trước các diễn biến của thị trường. Có nhiều yếu tố chi phối đến tâm lý, hành vi và mục tiêu của nhà đầu tư trong đó có 4 yếu tố tâm lý phổ biến nhất, bao gồm:
Tâm lý bầy đàn (Tâm lý đám đông)
Tâm lý bầy đàn được hiểu để nói về sự bắt chước lẫn nhau của một nhóm các nhà đầu tư. Hành vi của từng nhà đầu tư cá nhân chịu sự ảnh hưởng và điều chỉnh từ những nhà đầu tư khác. Tâm lý thị trường chứng khoán đám đông sẽ thôi thúc lòng tham không đáy của nhà đầu tư. Họ sẵn sàng mua lại cổ phiếu với giá cao với niềm tin sẽ bán lại với giá cao hơn nữa.
Trường hợp đám đông cùng mua một loại cổ phiếu với giá cao sẽ dễ tạo ra giá ảo. Ngược lại, nếu nhà đầu tư lo sợ giá cổ phiếu giảm sẽ dẫn tới tình trạng cắt lỗ để bán, gây ra giảm sàn ở nhiều cổ phiếu. Trong tâm lý thị trường chứng khoán, tâm lý bầy đàn thường xuất phát từ việc nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên nghiệp và không có tính kỷ luật…Lời khuyên để tham gia vào thị trường chứng khoán đầy cam go đó là phải giữ một cái đầu lạnh song song với đó là không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức.
Tâm lý quá tự tin
Tâm lý quá tự tin (Overconfidence) cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và mục tiêu của nhà đầu tư. Những người tự tin quá mức thường tin rằng họ giỏi hơn những người khác về cả khả năng dự đoán cũng như lựa chọn được cổ phiếu tốt. Tuy nhiên, Odean (1998) đã chỉ ra rằng, những nhà đầu tư quá tự tin thường nhận được tỷ suất sinh lời thấp hơn. Thêm vào đó, nam giới thường có xu hướng thể hiện sự tự tin trong đầu tư cao hơn nữ giới.
Tâm lý lạc quan quá mức
Lạc quan trong đầu tư chứng khoán không xấu nhưng nếu thể hiện lại quan quá mức (Excessive Optimism) sẽ gây ra những tổn thất nghiêm trọng. Nhà đầu tư lạc quan luôn nghĩ về tương lai tích cực và điều này kích thích đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, nếu lạc quan quá mức sẽ gây ra những tác động tiêu cực trong trường hợp bất chấp rủi ro và không biết điểm dừng dù đang bị thua lỗ.
Tâm lý sợ thua lỗ
Thị trường chứng khoán thu hút được nhiều người tham gia và cho họ lợi nhuận nhưng cũng đào thải không ké,. Tình trạng thua lỗ, nợ nần vẫn có thể xảy ra. Do đó, tâm lý thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư đó là luôn lo sợ thua lỗ.
Đặc biệt là khi đối mặt với rủi ro bằng cách giữ lại mã chứng khoán hạ giá và chờ cho giá tăng lại. Tâm lý này thường bắt nguồn từ sự thiếu tự tin, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thực tế trong đầu tư. Cũng chính tâm lý sợ thua lỗ này sẽ khiến cho các nhà đầu tư bỏ lỡ những thời điểm tốt để hành động.
Kết luận
Như vậy, tâm lý thị trường chứng khoán là cảm xúc của nhà đầu tư đối với biến động của một tài sản trên thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại. Thị trường chứng khoán đang là một “mảnh đất màu mỡ” thu hút được sự quan tâm của nhiều người đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ hiểu biết để phân tích về thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, hãy hiểu rõ những tâm lý nhà đầu tư chứng khoán được chia sẻ ở trên bài viết để trở thành một nhà đầu tư thông minh.