Phân tích bản chất xã hội của tâm lý người hay nhất
Chắc hẳn ai cũng đã từng thắc mắc về tâm lý người và bản chất tâm lý người để giải thích cho các hiện tượng, hành vi của con người. Khi tìm hiểu về bản chất xã hội của tâm lý người, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu 2 bản chất chính như sau: Tâm lý người là sự phản ánh của thế giới khách quan với não bộ và bản chất xã hội lịch sử. Những kiến thức sau đây chắc chắn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và đặc trưng của tâm lý người. Từ đó có cơ sở để giải thích cho những tâm lý, hành vi của người.
Tâm lý người là sự phản ánh của thế giới khách quan với não bộ
Bản chất xã hội của tâm lý người là sự phản ánh của thế giới khách quan với não bộ. Thông qua cách xử lý của bộ não mà con người chúng ta có sự tương tác lại với xã hội bằng chính những hoạt động của mình. Tất cả các hoạt động diễn ra trong quá trình tâm lý cho dù đơn giản hay phức tạp đều phải dựa trên cơ sở hoạt động của não bộ.
Các loại phản ánh tâm lý
Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
Phản ánh vật lí, hóa học: Đây là hình thức phản ánh bậc thấp nhất và đặc trưng cho vật chất vô sinh, thể hiện qua quá trình biến đổi về cơ, lí, hóa. Có nghĩa là sự thay đổi về kết cấu, vị trí và tính chất của sự vật, hiện tượng. Hình thức phản ánh này mang tính thụ động nên vật bị tác động chưa có định hướng và không có sự lựa chọn.
Ví dụ: Một thanh sắt để ngoài trời lâu ngày dưới tác động của mặt trời sẽ bị rỉ, sét. Về lâu dần, thanh sắt sẽ thay đổi tính và hình dáng ban đầu.
Phản ánh sinh học: Đây là hình thức phản ánh cao hơn một bậc so với phản ánh vật lí, hóa học. Loại phản ánh này đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh. Phản ánh sinh học thể hiện qua tính kích thích, cảm ứng và tính phản xạ.
- Trong đó, tính kích thích chính là phản ứng của thế giới thực vật, động vật bậc thấp bằng việc chúng sẽ thay đổi theo chiều hướng phát triển, thay đổi về cấu trúc, màu sắc dưới tác động của môi trường sống. Ví dụ, loài hoa hướng dương sẽ luôn hướng về mặt trời để đón ánh nắng.
- Tính cảm ứng là sự phản ánh ở động vật có hệ thần kinh bậc cao và tạo ra năng lực, cảm giác thực hiện dựa trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện.
Ví dụ: Khi đụng tay vào vật nóng chúng ta sẽ tự động rụt tay lại. Đây là hình thức phản xạ không điều kiện bởi nó không cần phải có quá trình rèn luyện mà mang tính bản năng và tồn tại vĩnh viễn.
Phản ánh xã hội: Đây là loại phản ánh trong các mối quan hệ xã hội mà con người chính là chủ thể. Loại phản ánh này dựa trên sự giao lưu của các mối quan hệ xung quanh chúng ta.
Ví dụ: Khi nhìn thấy một người bị ngã, chúng ta sẽ tự đi tới và đỡ họ dậy. Loại phản ánh này có thể đã được giáo dục trong một thời gian, chúng ta được dạy đó là phải giúp đỡ người khác và lâu dần điều này đã trở thành một lẽ sống.
Phản ánh tâm lý: Đây là sự phản ánh đặc trưng ở động vật bậc cao, loài động vật đã phát triển đến trình độ có hệ thần kinh trung ương. Loại phản ánh này được thực hiện thông qua các cơ chế phản xạ có điều kiện đối với những tác động của môi trường xung quanh.
Ví dụ: Chúng ta có tình cảm và đồng cảm với người đang gặp phải khó khăn. Và phản ánh tâm lý cũng sẽ có ở loài động vật bậc cao. Như khi nhìn thấy đồng loại bị giết chết, chúng vẫn có tình cảm và đau buồn tuy nhiên không thể hiện ra giống như con người.
Phản ánh năng động, sáng tạo (phản ánh ý thức): Đây là loại phản ánh chỉ có ở con người. Đây cũng là điều khác biệt giữa con người với các loài động vật khác. Loại phản ánh này có tính định hướng, phân tích, chủ động chọn lọc thông tin và nghiên cứu để tìm ra ý nghĩa của những thông tin đó. Bộ óc chính là cơ quan phản ánh thông qua các giác quan và hiện thức khách quan chính là đối tượng được đưa vào các giác quan của con người để phân tích.
Ví dụ: Khi nhìn thấy một chiếc lá rơi, bằng sự tổng hợp thông tin và cảm nhận của các giác quan. Con người đã viết nên một bài thơ để miêu tả về chiếc lá. Mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau do đó, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng trong mắt mỗi người cũng có sự khác nhau.
Như vậy, chúng ta có 5 loại phản ánh tâm lý khác nhau và mỗi loại đều đại diện cho từng giai đoạn phát triển của con người. Trong đó thấp nhất là phản ánh vật lý và cao nhất chính là phản ánh về ý thức. Điểm khác nhau giữa con người với các loài động vật bậc cao khác nằm ở đây. Hiểu rõ các loại phản ánh tâm lý này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất xã hội của tâm lý người đồng thời giải thích được một cách chi tiết về cơ sở hình thành cảm xúc, nhận thức và hành vi của sự vật, hiện tượng.
Nguồn gốc của bản chất xã hội của tâm lý người
Nguồn gốc của bản chất tâm lý người là sự phản ánh của thế giới khách quan
Như vậy, bản chất xã hội của tâm lý người là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào não bộ thông qua “lăng kính chủ quan”.
Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt. Nó là sự tác động của thế giới khách quan vào hệ thần kinh, não bộ của con người. Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý, đây là bản sao về thế giới. Và hình ảnh tâm lý chính là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não.
Trong đó, hình ảnh tâm lý mang tính sinh động và có sự sáng tạo cao. Bên cạnh đó, nó còn mang tính chủ thể và mang đậm màu sắc cá nhân hoặc nhóm người có hình ảnh tâm lý đó. Mỗi chủ thể khi tạo ra hình ảnh tâm lý đều đã đưa vốn hiểu biết, kiến thức, cái riêng của mình vào trong từng hình ảnh và khiến nó mang đậm màu sắc chủ quan.
Nguyên nhân có sự khác nhau giữa bản chất xã hội của tâm lý người
Bản chất hiện tượng tâm lý người cũng có sự khác nhau giữa người này với người kia. Nguyên nhân đầu tiên là do mỗi người có những đặc điểm riêng về cơ thể, hệ thần kinh, não bộ. Bên cạnh đó, hoàn cảnh sống và môi trường giáo dục cũng có sự khác nhau.
Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực, sinh động: Hình ảnh này sẽ dựa trên kết quả của lần phản ánh trước mà ảnh hưởng đến những lần sau đó.
Ví dụ: Chúng ta có ấn tượng ban đầu rất tốt với quán cà phê nọ vì nước uống của họ rất ngon và nhân viên cực kỳ nồng nhiệt. Nhưng bỗng sau đó, bạn bắt gặp một hành động không xấu của quán đó thì thoạt đầu, bạn sẽ không tin vào điều đó đồng thời suy nghĩ lý do để biện minh thay cho quán. Đây chính là kết quả của lần phản ánh trước đã ảnh hưởng đến lần phản ánh phía sau.
Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể (cá nhân): Điều này lý giải cho từng hoạt động, hành vi cụ thể của từng cá nhân nhờ đó mà chúng ta hiểu được tại sao lại có sự khác nhau đó. Ví dụ: Hai bạn cùng thi cuối kỳ nhưng bạn học hành chăm chỉ hơn chắc chắn sẽ làm bài và có kết quả tốt hơn.
→ Như vậy, từ những quan điểm trên, chúng ta có thể đưa ra kết luận như sau:
- Bản chất xã hội của tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan do đó khi nghiên cứu thì phải dựa trên hoàn cảnh mà con người sống và hoạt động
- Tâm lý người mang tính chủ thể vì vậy khi dạy học, chúng ta phải chú ý đến từng cá thể độc lập.
- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp vì vậy phải tổ chức các hoạt động và quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý người.
Bản chất xã hội của tâm lý người
Khi nói đến bản chất tâm lý người, thì chúng mang bản chất xã hội lịch sử.
Nguồn gốc hình thành bản chất xã hội của tâm lý người
Nguồn gốc xã hội chính là yếu tố quyết định đến bản chất hiện tượng tâm lý người. Điều này được thể hiện qua các mối quan hệ kinh tế, xã hội, đạo đức, mối quan hệ giữa người với người….
Các mối quan hệ trên quyết định đến bản chất hiện tượng tâm lý người và nếu con người thoát khỏi các mối quan hệ đó sẽ khiến mất đi bản tính vốn có.
Ví dụ: Một người sống cách biệt với xã hội loài người trong thời gian dài ở một khu rừng chỉ có động vật. Thời gian sau đó, người này sẽ quên đi cách sinh hoạt, đi lại, ăn mặc của con người mà bắt chước cách sống của động vật.
Cơ chế hình thành bản chất xã hội của tâm lý người
Cơ chế lĩnh hội và tiếp thu vốn kinh nghiệm, văn hóa xã hội thông qua các hoạt động giao tiếp trong đó giao dục đóng vai trò chủ đạo.
Ví dụ, Một đứa trẻ khi sinh ra như một tờ giấy trắng. Và yếu tố quyết định tương lai, tính cách của đứa trẻ đó sẽ dựa vào quá trình giáo dục, môi trường sống của nó.
Tâm lý hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, dân tộc. Bản chất xã hội của tâm lý người bị ảnh hưởng bởi lịch sử cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, ở mỗi chủ thể đều có những đặc điểm riêng biệt vừa mang đặc trưng xã hội lịch sử vừa mang màu sắc riêng của mỗi cá nhân.
Lời kết
Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết được bản chất xã hội của tâm lý người rồi đúng không. Tâm lý người là sự phản ánh của thế giới khách quan và não bộ đồng thời nó mang tính xã hội, lịch sử. Vì vậy, khi nghiên cứu về hành vi con người chúng ta phải có sự phân tích dựa trên nhiều yếu tố như hoàn cảnh sống, giáo dục…vì mỗi cá nhân là một cá thể độc lập.