Tâm lý học

Tâm lý sợ hãi là gì? Cách khắc phục tâm lý sợ hãi

Chắc hẳn chúng ta đã từng một lần đối diện với nỗi sợ tâm lý. Đây được xem là một điều tất yếu của cuộc sống tuy nhiên nếu cứ kéo dài tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Vậy tâm lý sợ hãi là gì và làm thế nào để khắc phục tâm lý sợ hãi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết nhất.

Tâm lý sợ hãi là gì?

Tâm lý sợ hãi là gì?
Tâm lý sợ hãi là gì?

Nỗi sợ hãi vẫn luôn tồn tại ở trong mỗi người. Chắc hẳn không ít lần chúng ta đã đối diện với nỗi sợ hãi từ một mối đe dọa nào đó. Tâm lý sợ hãi được miêu tả là trạng thái căng thẳng của cơ thể khi có mối đe dọa vô hình hoặc hữu hình. Mặc dù là một loại tâm lý tất yếu của cơ thể nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ quả tiêu cực. Những người có tâm lý sợ hãi thường sống khép kín, thiếu tự tin. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cả các mối quan hệ xã hội xung quanh.

Nỗi sợ tồn tại ở mỗi người bao gồm cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, tùy theo từng độ tuổi, giới tính mà cách thể hiện nỗi sợ sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, nếu muốn tìm cách khắc phục tâm lý sợ hãi cùng cần dựa trên từng đối tượng cụ thể.

Biểu hiện của tâm lý sợ hãi

Biểu hiện của tâm lý sợ hãi
Biểu hiện của tâm lý sợ hãi

Tâm lý sợ hãi xuất hiện khi chúng ta nhìn thấy mối đe dọa nào đó. Khi đó, cơ thể sẽ có sự thay đổi về cảm xúc và có các biểu hiện dễ nhận ra. Khi con người rơi vào cảm giác tiêu cực, căng thẳng, sợ hãi, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone có tên là adrenaline.

Một số biểu hiện của người có tâm lý sợ hãi như: căng thẳng, tay chân run rẩy, nhịp tim tăng, hơi thở gấp gáp, tức ngực, khô miệng, hụt hơi, đổ mồ hôi tay, mất kiểm soát về hành vi….

Mỗi cá nhân đều sẽ có những nỗi sợ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều sẽ có các triệu chứng kể trên bao gồm cả trẻ em và người lớn. Về cơ bản, nếu chúng ta biết cách kiểm soát nỗi sợ và vượt qua nó thì sợ hãi không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu để bản thân chìm đắm trong nỗi sợ, bạn sẽ dễ mắc vào các vấn đề tâm lý nguy hiểm như rối loạn tâm lý, trầm cảm, stress…

Nguyên nhân gây ra sự sợ hãi

Nguyên nhân gây ra sự sợ hãi
Nguyên nhân gây ra sự sợ hãi

Có nhiều nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi. Nguồn gốc của nỗi sợ cũng có sự khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm sống của mỗi người. Nhưng về cơ bản thì các tình huống đe dọa đến cuộc sống đều sẽ gây ra những nỗi sợ hãi nhất định.

Các chuyên gia tâm lý đã chia nguyên nhân gây ra tâm lý sợ hãi thành 2 nhóm chính, bao gồm:

Nỗi sợ từ mối đe dọa thực sự

Khi chúng ta nhận thức được mối đe dọa thì phản ứng đầu tiên đó là lo sợ, căng thẳng. Khi đó, nồng độ hormon adrenalin sẽ tăng lên và gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, tay chân run, khó chịu vùng dạ dày…

Nỗi sợ vô hình

Nỗi sợ vô hình đó là những tình huống, đối tượng không hề đe dọa đến cuộc sống hay tính mạng con người. Thậm chí những tình huống này không có thật mà chỉ do con người tưởng tượng ra. 

Nỗi sợ vô hình được chia thành 2 nhóm nhỏ:

  • Nỗi sợ hãi bẩm sinh: Nhiều người khi sinh ra đã tồn tại nhiều nỗi sợ và luôn trong trạng thái căng thẳng mặc dù không có ai tác động đến họ. Nguyên nhân là do cơ quan bên trong não bộ – Hippocampus có cấu tạo và hoạt động bất thường dẫn đến sợ hãi quá mức.
  • Nỗi sợ hãi tâm lý: Nỗi sợ này thường xuất phát từ môi trường sống và trải nghiệm của từng cá nhân. Ví dụ, trẻ nhỏ thường sợ ma, sợ quái vật mặc dù trẻ chưa thực sự chứng kiến những đối tượng này. Trong khi đó, người lớn lại có nỗi sợ với những người đã từng gây tổn thương, ám ảnh cho họ hoặc những người xung quanh.

Dù là xuất phát từ nguyên nhân nào thì chúng ta cũng cần tìm cách để khắc phục tâm lý sợ hãi. Bởi mặc dù đây là một phần của cuộc sống nhưng nếu không kiểm soát tốt thì chúng ta sẽ không kiểm soát được hành vi, lời nói. Một số trường hợp còn rơi vào các trạng thái hoảng loạn thậm chí là có triệu chứng của bệnh rối loạn tâm thần.

Cách khắc phục tâm lý sợ hãi ở trẻ em và người lớn

Cách khắc phục tâm lý sợ hãi ở trẻ em và người lớn
Cách khắc phục tâm lý sợ hãi ở trẻ em và người lớn

Như đã nói thì tâm lý sợ hãi là một phần tất yếu của cuộc sống xung quanh các cảm giác hạnh phúc, buồn bã hay tuyệt vọng… Trong đó, mỗi người sẽ có một nỗi sợ riêng và cách để vượt qua cũng khác nhau.

Cách khắc phục tâm lý sợ hãi ở người lớn

Người lớn thường đối mặt với nhiều nỗi sợ hơn vì họ phải hoàn thành rất nhiều “vai diễn” trong cuộc đời. Nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi có thể đến từ mối quan hệ, gia đình, bạn bè, công việc hay xuất phát từ nỗi sợ vô hình trong tâm hồn mỗi người.

Nếu bạn đang rơi vào trạng thái lo sợ, hãy áp dụng một số cách sau đây:

  • Hít thở sâu: Các chuyên gia đã cho biết rằng: Nếu bạn cảm thấy sợ hãi, lo lắng thì hãy thực hiện kỹ thuật hít thở sâu bằng cơ hoành. Cách này sẽ giúp cơ thể cảm thấy thư giãn và dần kiểm soát được nỗi sợ của chính mình.
  • Đối diện với nỗi sợ: Muốn khắc phục tâm lý sợ hãi, bạn cần chấp nhận và đối diện với nó. Xác định được nguyên nhân gây ra nỗi sợ sẽ giúp bạn vượt qua nó một cách dễ dàng và triệt để nhất. Hãy chấp nhận và thử thách bản thân để vượt qua nỗi sợ đó. Hãy luôn nghĩ rằng: “Tôi có thể làm được”, “Tôi bắt buộc phải làm” để tạo thêm động lực.
  • Tập luyện thể dục: Thường xuyên tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà còn giúp khắc phục được nỗi sợ trong lòng. Tập thể dục giúp não bộ giải phóng endorphin từ đó giảm bớt cảm giác lo lắng, sợ hãi.
  • Trị liệu tâm lý: Nếu cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc hoặc không tự mình vượt qua được nỗi sợ hãi. Hãy nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý trị liệu. Họ sẽ trò chuyện và giúp bạn thấu hiểu nguồn gốc của nỗi sợ đồng thời cung cấp cho bạn những kỹ năng để vượt qua.

Những giải pháp giải tỏa tâm lý sợ hãi ở trẻ nhỏ

Những giải pháp giải tỏa tâm lý sợ hãi ở trẻ nhỏ
Những giải pháp giải tỏa tâm lý sợ hãi ở trẻ nhỏ

Sợ hãi cũng là một loại cảm xúc cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi nỗi sợ quá lớn sẽ trở thành nỗi ám ảnh và tác động tiêu cực đến tâm lý của con. Để giúp trẻ khắc phục tâm lý sợ hãi của trẻ, vai trò của cha mẹ là quan trọng nhất.

  • Giúp trẻ nhận ra nỗi lo sợ của mình: Các biểu hiện sợ hãi ở trẻ là một phản ứng bình thường khi đối diện với mối đe dọa nào đó. Trẻ có thể nhận ra nỗi sợ hãi nhưng lại không biết cách diễn đạt. Do đó, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu để con có thể chia sẻ những nỗi sợ của mình. Cha mẹ có thể đặt các câu hỏi như: Tại sao con lại sợ nó? Nó đã làm gì? để thấu hiểu được nguồn gốc của nỗi sợ ở trẻ.
  • Không phủ nhận cảm xúc của con: Đừng bỏ qua khi thấy trẻ lo lắng, sợ hãi một điều gì đó. Ngược lại, cũng đừng phản ứng thái quá. Hãy lắng nghe và quan sát các phản ứng và giúp trẻ vượt qua nỗi sợ đó.
  • Làm gương cho con: Người lớn luôn là tấm gương phản chiếu tốt nhất để con trẻ học theo. Do đó, nếu cha mẹ cũng sợ hãi thì trẻ cũng có khuynh hướng giống như vậy. Vì vậy, hãy an ủi và động viên con đối diện với nỗi sợ và vượt qua nó.
  • Giúp con tự tin hơn: Những đứa trẻ thiếu tự tin, nhát gan thường dễ có tâm lý sợ hãi hơn. Do đó, cách tốt nhất để khắc phục tâm lý sợ hãi ở trẻ đó là giúp bé tự tin vào bản thân. Hãy tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh nhiều hơn. Đồng thời hãy luôn khuyến khích những suy nghĩ, hành động của trẻ. Đừng quá bao bọc hay lo sợ con sẽ không làm được vì nó chỉ làm cho trẻ thiếu tự tin hơn mà thôi.

Lời kết

Tâm lý sợ hãi là một trong những loại cảm xúc của con người. Sợ hãi không hoàn toàn xấu bởi nó có thể trở thành động lực để chúng ta khám phá bản thân và tiến lên phía trước. Tuy nhiên, nếu nỗi sợ quá lớn đến mức bản thân không thể kiểm soát, nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Vì vậy, hãy học cách để kiểm soát cảm xúc của mình và tìm cách để khắc phục tâm lý sợ hãi. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ hữu ích tới bạn đọc.

5/5 - (1 bình chọn)

Lê Bình

Chào bạn! Mình là Lê Bình, mình là Thạc sĩ Tâm lý học - Ngôn ngữ học tiếng Anh. Mình thích viết, thích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy học tập trong đời sống hàng ngày...
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Yêu thích nhát
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button