Các dạng tâm lý học trong đầu tư chứng khoán
Trong đầu tư chứng khoán, người ta chỉ quan tâm đến giá cổ phiếu, thời điểm mua bán cổ phiếu, làm sao để tìm ra cổ phiếu tăng 100%…Tuy nhiên, một điều mà các nhà đầu tư rất ít để ý tới đó chính là tâm lý của bản thân cũng như tâm lý thị trường chứng khoán. Thực tế, tâm lý học trong đầu tư chứng khoán là yếu tố quan trọng để giúp nhà đầu tư kiếm tiền từ thị trường chứng khoán. Đồng thời, nó cũng thể hiện được khả năng quản trị cảm xúc tốt nhà đầu tư giỏi.
Tâm lý học trong đầu tư chứng khoán
Theo Seth Klarman, tâm lý học là hành vi chi phối nhà đầu tư, chúng cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá chứng khoán.
Allan Mecham cũng đã từng nói: Việc ra quyết định bị ảnh hưởng nặng nề bởi tâm lý học. Nắm bắt được nguyên tắc cốt lõi này, bạn sẽ thành công trong đầu tư.
Có thể khẳng định rằng, tâm lý học trong đầu tư chứng khoán có tác động trực tiếp đến quyết định của nhà đầu tư. Đồng thời nó cũng chi phối trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của các nhà đầu tư.
Các dạng tâm lý học trong đầu tư chứng khoán
Dưới đây là một số loại tâm lý thường gặp ở nhà đầu tư chứng khoán:
Tâm lý tự tin thái quá
Một dạng tâm lý đầu tư chứng khoán thường thấy nhất ở các nhà đầu tư đó là tự tin thái quá. Điều này có thể dẫn đến những sai lệch khi dự đoán xu hướng thị trường. Những người có tâm lý quá tự tin sẽ luôn nghĩ rằng mình đúng và từ đó bỏ qua những ý kiến, thông tin khác ngoài thị trường. Việc không thường xuyên cập nhật thông tin, không có kế hoạch dự phòng…sẽ khiến cho nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường chứng khoán.
Tư duy chắp vá
Tư duy chắp vá cũng một phần đến từ tâm lý tự tin quá thái quá. Thay vì phân tích thị trường một cách tỉ mỉ thì nhà đầu tư thường hành động theo lối mòn tư duy, sửa lại các phân tích cũ. Điều này dẫn đến sai lệch và đưa ra quyết định thiếu chính xác. Tư duy chắp vá còn một phần do sự kém hiểu biết, không biết cách chọn lọc thông tin.
Tâm lý FOMO – sợ bỏ lỡ cơ hội
FOMO là viết tắt của Fear Of Missing Out. Đây là một dạng tâm lý học chứng khoán điển hình. Nhà đầu tư có tâm lý lo sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội. Ví dụ, khi bán cổ phiếu với mức lợi nhuận kỳ vọng là 20% nhưng sau đó, giá cổ phiếu lại tiếp tục tăng lên. Lúc này, chúng ta thường có cảm giác hối tiếc vì mình đã bán quá sớm. Ngược lại, khi thấy thị trường biến động và cổ phiếu giảm, nhà đầu tư tìm cách bán tháo để hạn chế thua lỗ. Nhưng sau đó thị trường bắt đầu ổn định, giá cổ phiếu tăng lại khiến họ cảm thấy tiếc nuối.
Tâm lý sợ thua lỗ
Sợ thua lỗ là một dạng tâm lý học trong đầu tư chứng khoán điển hình ở hầu hết những nhà đầu tư. Đặc biệt, với người thiếu kinh nghiệm, không tự tin vào bản thân thì cảm xúc này càng mãnh liệt hơn. Chúng ta cần hiểu rằng, bất cứ một hình thức kinh doanh, đầu tư nào cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro. Tuy nhiên, khi đã tham gia vào thị trường chứng khoán thì bắt buộc chúng ta phải chấp nhận. Điều quan trọng để hạn chế được thua lỗ đó là nâng cấp bản thân, cập nhật thông tin thị trường đồng thời có kế hoạch dự trù cho tương lai.
Tâm lý phòng thủ
Tâm lý phòng thủ được hình thành khi thị trường có biến động và giá cổ phiếu đi xuống. Khi đó, nhà đầu tư sẽ cho rằng đó không phải là lỗi của bản thân. Suy nghĩ này đến từ tâm lý tự tin thái quá nên tạo ra cơ chế phòng thủ. Họ bắt đầu đổ lỗi cho thị trường chứ không chấp nhận khuyết điểm của chính mình.
Yếu tố tác động đến tâm lý nhà đầu tư
Có 2 nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý đầu tư chứng khoán đó là:
Nhà đầu tư thiếu kiến thức và kinh nghiệm
Để thành công trong bất kỳ một lĩnh vực nào cũng đều đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán dễ bị chi phối bởi những tác động xung quanh.
Nhà đầu tư nên cập nhật thông tin thị trường mỗi ngày, học hỏi thêm kiến thức qua sách vở, mạng xã hội hoặc từ những người có kinh nghiệm lâu năm. Tuy nhiên, không có cách nào hiệu quả hơn việc tự mình trau dồi qua những lần đầu tư thất bại.
Tâm lý đám đông
Tâm lý bầy đàn cũng là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng ra quyết định của các nhà đầu tư. Loại tâm lý này rất phổ biến và thường xuất hiện ở những người thiếu kiến thức, không tự tin vào bản thân.
Hành vi của từng nhà đầu tư cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng và điều chỉnh từ những người khác. Điều này sẽ thôi thúc lòng tham không đáy của con người. Khi thấy các nhà đầu tư cùng mua một mã chứng khoán, chúng ta cũng có xu hướng bắt chước. Nhà đầu tư sẵn sàng mua cổ phiếu với giá cao và tin rằng sẽ có người khác mua lại với giá cao hơn.
Tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán
Chiến lược đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư đó là bán cổ phiếu khi thị trường đạt đỉnh và mua khi thị trường xuống đáy. Xác suất để đạt được mong muốn này và mọi việc diễn ra theo đúng chiến lược chỉ đạt 0.23% – tức là chỉ 1 trong 400 lần. Do đó, kế hoạch đầu tư này không thực tế và không phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn nghiêm túc.
Nhà đầu tư thường bị phụ thuộc vào một chu kỳ cảm xúc của thị trường chứng khoán như:
- Cảm giác hào hứng, phấn khởi khi thấy giá cổ phiếu tăng lên và tin rằng thị trường đã đạt đến mức tăng ổn định.
- Cảm giác do dự khi thấy thị trường bắt đầu biến động, giá cổ phiếu giảm. Nhà đầu tư nghĩ rằng, tình hình này chỉ là tạm thời và giá cổ phiếu sẽ tăng lại không lâu sau đó.
- Cảm giác lo lắng tột độ khi thấy thị trường liên tục giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhà đầu tư lo sợ nhưng vẫn cảm thấy tiếc nuối vì không đạt được lợi nhuận như mong đợi.
- Cảm giác hy vọng khi nhìn thấy tín hiệu tốt, thị trường bắt đầu phục hồi. Nhà đầu tư như trút bỏ được gánh nặng và quyết định thoái vốn ngay khi thị trường đang đi lên.
- Cảm giác do dự, phân vân không biết có nên thoái vốn vì giá cổ phiếu vẫn đang tăng. Hành động mua vào nhỏ giọt chuyển thành hào hứng khi thị trường tiếp tục tăng.
Lời kết
Hiểu rõ những đặc điểm tâm lý học trong đầu tư chứng khoán sẽ giúp bạn thấu hiểu tâm lý đằng sau những quyết định của bản thân. Từ đó, biết cách biến đổi để trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích tới bạn đọc. Chúc bạn có nhiều giao dịch thành công!