Đời sốngTâm lý học

Những khó khăn của ngành Tâm Lý Học

Tâm lý học là một ngành học đang rất hot và có nhiều điều thú vị để chúng ta khai thác. Khó khăn của ngành tâm lý học cũng muôn hình vạn trạng và bạn phải vượt qua rất nhiều thử thách để có thể trở thành một chuyên gia tâm lý tài ba. Tất nhiên, khi nói về những khó khăn của ngành ngành tâm lý không phải để bạn nản chí hoặc hoài nghi về khả năng của bản thân. Điều quan trọng nhất của bài viết này đó là giúp các bạn hình dung rõ hơn về ngành Tâm lý học đồng thời hoàn thiện bản thân mỗi ngày để đương đầu với mọi trở ngại.

Khái quát về ngành Tâm Lý Học

Khái quát về ngành Tâm Lý Học
Khái quát về ngành Tâm Lý Học

Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về hành vi, tư tưởng, cảm xúc của con người. Cụ thể hơn, đây là ngành học chuyên nghiên cứu về biểu hiện hành vi như cảm xúc, ý chí, hành vi của người. Tâm lý học đi sâu khám phá về những bản chất thật bên trong của con người bằng cách đi sâu vào từng ngõ ngách xoay quanh cuộc sống của chủ thể như văn hóa, giáo dục, kinh tế – xã hội…

Ngành học này mấy năm trở lại đây đang trở nên vô cùng hót tại các trường Đại học bởi đây là ngành học thú vị và có nhiều cơ hội để phát triển. Mặc dù vậy, ngành Tâm lý học cũng chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Điều này không khiến nhiều người phải tự đặt ra câu hỏi: Ngành tâm lý học có dễ xin việc không và cũng không biết mình sẽ phải đối mặt với những thử thách nào khác hay không. Dưới đây, chúng mình sẽ tổng hợp lại một số khó khăn của ngành Tâm lý học để bạn hiểu rõ hơn. 

Những khó khăn của ngành Tâm Lý Học

Những khó khăn của ngành Tâm Lý Học
Những khó khăn của ngành Tâm Lý Học

Tâm lý học có lượng kiến thức lớn

Nếu bạn muốn đạt được thành công trong bất cứ lĩnh vực nào thì cũng cần đầu tư công sức, bổ sung tri thức cho mình. Và ngành tâm lý học cũng vậy thậm chí còn phải học tập, nghiên cứu nhiều hơn. Bởi đây là ngành học có nhiều lý thuyết đặc thù và chuyên sâu về tâm lý của con người. Bạn phải có đủ kiến thức và hiểu biết thì mới có đủ tự tin để giúp đỡ người khác vượt qua những vấn đề về tâm lý.

Khó khăn của ngành tâm lý học đó là đòi hỏi bạn phải đọc, nghiên cứu, so sánh để hiểu và nhận dạng các vấn đề tâm lý. Từ đó bạn mới tìm ra được phương pháp phù hợp để tiến hành thực nghiệm hiệu quả. Đặc biệt, nếu bạn theo đuổi chuyên môn Tâm Lý học lâm sàng thì còn phải có kiến thức về y khoa vì môi trường làm việc chủ yếu sẽ là trong các bệnh viện và làm việc với các bác sĩ trị liệu. 

Khả năng làm việc hiệu quả với các con số

Nhiều người nghĩ rằng, ngành tâm lý học thuộc nhóm ngành xã hội vì vậy mà sẽ thoát khỏi các con số. Nhưng suy nghĩ đó là sai lầm nhé vì Tâm lý học cũng cần phải làm thống kê, vẽ biểu đồ, bảng biểu để phân tích vấn đề tâm lý hiệu quả hơn. Điều này có thể sẽ làm một số bạn nản chỉ và không nghĩ rằng mình không còn phù hợp với nghề vì tâm lý e ngại tính toán. 

Vì vậy, nếu muốn thuận lợi hơn trong quá trình học tập và làm việc thì bạn cần trau dồi thêm kỹ năng này nhé. Tất cả kiến thức sẽ được lấp đầy chỉ cần bạn quyết tâm.

Khó khăn của ngành tâm lý học – Yêu cầu về khả năng ngôn ngữ, trình bày

Khó khăn của ngành tâm lý học - Yêu cầu về khả năng ngôn ngữ, trình bày
Khó khăn của ngành tâm lý học – Yêu cầu về khả năng ngôn ngữ, trình bày

Sinh viên ngành Tâm lý học thường sẽ phải làm bài tập dưới hình thức viết luận. Các bài luận này có thể dài lên đến hàng trăm trang và có thể phải viết bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác nếu học tập ở nước ngoài. Chính vì vậy, ngành học này đòi hỏi bạn phải có khả năng về ngôn ngữ, văn phong trình bày sao cho logic. Phải viết, trình bày sao cho chuyển tải được những thuật ngữ chuyên ngành, liên quan đến nhiều dạng kiến thức, số liệu, sơ đồ sao cho dễ hiểu.

Năng khiếu về tiếng Anh để đọc tài liệu

Hiện nay, giáo trình về ngành Tâm lý học cũng đã khá phổ biến thế nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu và đa dạng về một lĩnh vực nào đó thì tài liệu tiếng Việt thôi chưa đủ. Bạn khải tham khảo thêm những nguồn tài liệu ở nước ngoài để hiểu hết bản chất của vấn đề. Bởi, một số cuốn sách sau khi được dịch sang tiếng Việt sẽ không khai thác được hết ý nghĩa của câu nói khiến người học hiểu sai.

Thử thách về tính chính xác

Thử thách về tính chính xác
Thử thách về tính chính xác

Một trong những khó khăn của ngành tâm lý học nữa đó chính là yêu cầu tính chính xác cao. Trong quá trình nghiên cứu sẽ có nhiều thông tin, lý thuyết và phương pháp thực nghiệm cùng tồn tại với nhau. Và điều quan trọng là bạn phải tìm được phương pháp phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất. Tính chính xác rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu, vì nếu lựa chọn không đúng phương pháp, bạn sẽ làm ảnh hưởng cả tiến trình sau đó và dẫn đến kết quả sai lệch. Điều này có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Thái độ lắng nghe, đồng cảm

Một khó khăn của ngành tâm lý học nữa đó chính là bạn phải luôn có thái độ lắng nghe, đồng cảm với người khác. Trước mỗi vấn đề, việc đầu tiên bạn làm không phải là phán xét mà phải đồng cảm, đặt mình vào vị trí của họ để nhận thức vấn đề. Đây cũng chính là một trong những tố chất quan trọng để trở thành chuyên gia tâm lý. 

Bên cạnh đó, để theo đuổi ngành này, bạn phải dự đoán hành vi chính xác. Bởi mục đích chính của Tâm lý học là dự đoán hành vi và hiểu rõ nguyên nhân của nó. Tuy nhiên, việc dự đoán sẽ rất khó khăn và cần thực nghiệm trên nhiều người. 

Lý thuyết với thực tế không giống nhau

Lý thuyết với thực tế không giống nhau
Lý thuyết với thực tế không giống nhau

Tâm lý học là một ngành học rất rộng và kiến thức chuyên sâu cần phải được va chạm thực tế nhiều thì mới có thể quen và thành thạo. Thế nhưng, với những bạn sinh viên thì đa phần chỉ được học lý thuyết trên sách vở. Chính vì vậy, khi đi làm sẽ khó tránh khỏi sự hoang mang, lúng túng khi tiếp xúc với thân chủ. Với một chuyên gia trị liệu, nếu bạn không thể nhận diện chính xác dạng rối loạn tâm lý thì việc tư vấn hay trị liệu sẽ không hiệu quả thậm chí còn làm nghiêm trọng thêm tình trạng của thân chủ.

Khó khăn của ngành Tâm lý học – Thử thách làm nghề

Ngành tâm lý học là một ngành khó và để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, trị liệu tâm lý, bạn phải thực sự có đủ kiến thức chuyên môn và quan trọng nhất là phải “yêu nghề”. Bên cạnh đó, để theo đuổi được ngành này, bạn phải có tâm lý vững vàng, thái độ làm việc chuyên nghiệp và cẩn thận. 

Hiện nay, không ít người tự nhận mình là chuyên gia tâm lý nhưng lại chưa qua trường lớp đào tạo bài bản, họ chỉ lấy danh nghĩa để tự kiếm lời cho mình. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chuẩn mực đạo đức, ảnh hưởng đến uy tín chung của ngành và đội ngũ các nhà Tâm lý học

Lời kết

Trên đây là những khó khăn của ngành Tâm Lý Học mà bạn phải nắm rõ trước khi theo học ngành này. Không chỉ riêng ngành Tâm Lý mà bất cứ ngành học nào cũng sẽ có những khó khăn và thử thách riêng. Tuy nhiên, chỉ cần bạn có nhiệt huyết và đam mê cống hiến chắc chắn bạn sẽ vượt qua được những rào cản đó.

3.4/5 - (5 bình chọn)

Lê Bình

Chào bạn! Mình là Lê Bình, mình là Thạc sĩ Tâm lý học - Ngôn ngữ học tiếng Anh. Mình thích viết, thích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy học tập trong đời sống hàng ngày...
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button