Cách xây dưng văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông
Xây dựng văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông giúp mọi người chấp hành luật lệ giao thông, bảo vệ an toàn tính mạng. Những nét văn hóa này cần được phổ biến và tuyên truyền rộng khắp tới toàn thể nhân dân đặc biệt là bộ phận thanh thiếu niên. Vậy văn hóa ứng xử giao thông là gì và có những nguyên tắc nào cần chấp hành? Cùng với chúng tôi đi tìm hiểu ngay trong bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.
Văn hóa ứng xử giao thông là gì?
Văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông chính là bộ quy tắc về ứng xử, chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Văn hóa ứng xử giao thông do con người tạo ra và có ý nghĩa to lớn đối với đời sống hằng ngày.
Khi tham gia giao thông, mỗi người phải nắm rõ về văn hóa giao thông để đảm bảo an toàn và tôn trọng những người đi đường khác. Chấp hành các quy định về luật giao thông, cư xử đúng chuẩn mực đạo đức, gương mẫu với Luật Giao thông đường bộ. Mỗi người dân phải có tính tự giác, tôn trọng những người liên quan và đảm bảo an toàn về tài sản, trật tự công cộng.
Văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông là biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn hóa nói chung. Nó do con người tạo ra và có giá trị to lớn trong việc khẳng định nét độc đáo của mỗi dân tộc. Việc chấp hành nghiêm chỉnh và chung tay xây dựng văn hóa giao thông không chỉ bảo vệ an toàn tính mạng mà nó cũng giúp cho đất nước ngày càng văn minh, phát triển.
Xây dựng văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông
Tình hình tham gia giao thông ngày nay của toàn thể người dân vẫn còn rất nhiều báo động. Bên cạnh bộ phận chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông đường bộ thì vẫn còn những cá nhân thiếu ý thức. Điển hình như các thanh thiếu niên lái xe lạng lách đánh võng, điều khiển xe mô tô không đúng quy định, học sinh chưa có giấy phép lái xe máy…. Những hành vi không có văn hóa ứng xử giao thông khác như không nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai khi đi xe buýt, hay đi xe không đội mũ bảo hiểm….
Ngoài thực trạng về ý thức của người tham gia giao thông thì vấn đề ùn tắc giao thông cũng là một đáng ngại cần được giải quyết. Điều này có liên quan tới khâu quản lý, điều hành giao thông còn nhiều lỗ hổng và thêm vào đó là ý thức của người tham gia giao thông.
Xây dựng văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông là nhiệm vụ cấp thiết và cần sự chung tay của mọi người. Khi nói về văn hóa ứng xử giao thông, có 3 tiêu chí cơ bản cần đáp ứng như sau:
- Thứ nhất, người tham gia giao thông có hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ.
- Thứ hai, phải có tính cộng đồng và quan tâm tới lợi ích của người khác.
- Thứ ba, ứng xử đúng mực và có văn hóa khi lưu thông trên đường. Phải biết từ tốn, ưu tiên cho người già, phụ nữ có thai, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi nếu xảy ra va quyệt.
Xây dựng văn hóa giao thông có tác dụng giảm thiểu tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông. Đặc biệt là khi lưu thông ở các đường phố lớn và tuyến quốc lộ sẽ bảo vệ an toàn cho người tham gia giao thông. Về lâu dài, hành động này tạo nên một cơ sở vững chắc, một đất nước văn minh, vì con người.
Những biểu hiện của người tham gia giao thông có văn hóa
Nhắc tới nhiều về văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông thế nhưng biểu hiện cụ thể của hoạt động này là gì? Có những quy tắc nào mà người dân cần biết? Người tham gia giao thông có văn hóa khi có các hành động cụ thể về việc chấp hành luật an toàn giao thông, cụ thể như sau:
- Thực hiện đúng quy định về luật an toàn giao thông, không gây ảnh hưởng tới việc lưu thông xe cộ trên đường.
- Không tiếp tay có những cá nhân có hành vi vi phạm quy định.
- Có trách nhiệm và sẵn sàng đứng ra phê bình, báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật.
- Chấp hành tín hiệu của đèn giao thông, không vượt đèn đỏ.
- Không điều khiển phương tiện giao thông khi uống rượu, bia.
- Đi đúng làn đường quy định, không được lấn làn.
- Tuyên truyền văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông và vận động mọi người nâng cao ý thức, tự xây dựng văn hóa giao thông.
- Sử dụng còi xe đúng pháp luật, đúng mục đích như khi cần nhường đường. Tuyệt đối không bấm còi inh ỏi khiến người khác bức bối.
Văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông không chỉ thể hiện qua việc cá nhân chấp hành luật lệ giao thông như: đội mũ bảo hiểm, không vượt đèn đỏ, không lấn làn, không lạng lách đánh võng… Mà ngoài ra, nó còn được thể hiện ở những hành động tốt đẹp khi lưu thông trên đường như: dắt trẻ nhỏ, người già qua đường, giúp đỡ người gặp nạn và nhiều hành động khác.
Làm thế nào để xây dựng văn hóa giao thông
Xây dựng văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân hay một tổ chức mà cần sự đoàn kết của toàn thể nhân dân trong xã hội. Điều này sẽ nâng cao được nhận thức và giảm thiểu đáng kể những trường hợp tai nạn giao thông đáng tiếc.
Để xây dựng văn hóa giao thông, đầu tiên phải bắt đầu từ việc nâng cao ý thức tự giác của mỗi người. Khi tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng và tuyên truyền đến tất cả người dân.
Các đoàn thể là thanh niên, sinh viên, cán bộ, người lao động, tổ chức hay cá nhân đều phải tích cực tham gia những chương trình/hoạt động mang tính giáo dục về luật an toàn giao thông. Địa phương sẽ tổ chức những hội diễn, văn nghệ hoặc các cuộc thi về an toàn giao thông để mọi người cùng tham gia. Hoạt động này nhận được sự hưởng ứng của bộ phận thanh thiếu niên, sinh viên, cán bộ nhân viên…sẽ giúp nâng cao nhận thức hiệu quả.
Khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng quy định như đội mũ bảo hiểm, không vượt đèn đỏ, đi đúng làn đường, có văn hóa cư xử đúng chuẩn mực với những chủ thể khác.
Mỗi cá nhân đều cần tích cực tham gia vào những cuộc thi có liên quan tới chủ đề an toàn giao thông nhằm mục đích xây dựng văn hóa giao thông.
Mỗi cá nhân góp một phần công sức để xây dựng nhiều con đường giao thông, nhiều tuyến đường xanh – sạch – đẹp. Ngoài ra, mọi người cùng nhau bảo vệ, giữ gìn những công trình giao thông công cộng.
Có các hoạt động tuyên dương, nêu gương về cá nhân, tổ chức có ý thức trong việc chấp hành luật an toàn giao thông.
Lời kết
Xây dựng văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông là nhiệm vụ chung của toàn thể ban ngành, toàn nhân dân. Tích cực tuyên truyền và nâng cao nhận thức, có những hành động thiết thực để mọi người chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. Với thực trạng giao thông của Việt Nam hiện nay thì xây dựng văn hóa giao thông là cách tốt nhất để giảm thiểu ùn tắc, tai nạn. Ngoài ra, đây cũng chính là cơ sở để đánh giá về một đất nước phát triển, văn minh.