Đời sống

Văn hóa ứng xử của người hàn quốc

Hàn Quốc là một trong những đất nước thuộc khu vực Châu Á coi trọng lễ nghĩa nhất. Vì vậy mà khi tới đây để học tập hoặc làm việc, bạn cần phải tìm hiểu và làm quen về những văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc. Điều này sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh hơn đồng thời xây dựng được hình ảnh đẹp khi tới nước bạn. Dưới đây là những quy tắc ứng xử tại xứ sở KIm Chi, cùng tìm hiểu và ghi nhớ nhé!

Văn hóa chào hỏi của người Hàn

Văn hóa chào hỏi của người Hàn
Văn hóa chào hỏi của người Hàn

Dù đi tới đất nước nào thì chào hỏi vẫn là phép lịch sự tối thiểu khi chúng ta gặp ai đó. Mỗi quốc gia có một kiểu chào khác nhau. Ví dụ như ở Việt Nam, chúng ta chào hỏi người khác bằng cách vẫy tay, chào buổi sáng… Hay người phương tây thường dùng cái bắt tay để chào hỏi nhau.

Văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc đó là cúi đầu để chào hỏi, làm quen người khác. Đây là nghi thức hình thành từ lâu đời và được người dân thực hiện một cách tự nhiên nhất. Hành động cúi đầu mang nhiều ý nghĩa, nó không chỉ là lời chào hỏi thông thường mà còn thể hiện lòng kính trọng với người khác. Nếu như bạn gặp người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn thì đều phải chào hỏi.

Cúi đầu là văn hóa chào hỏi quen thuộc của người dân Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi tới đây, bạn sẽ rất hiếm khi thấy những người bạn chào nhau bằng cách này trừ khi giữa họ có sự cách biệt về tuổi tác quá lớn hoặc gặp nhau ở những nơi trang nghiêm. Với mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp cùng trang lứa thì họ thường chào hỏi nhau bằng cách vẫy tay để thể hiện sự gần gũi, thân thiết hơn.

Văn hóa bắt tay của người Hàn Quốc

Văn hóa bắt tay của người Hàn Quốc
Văn hóa bắt tay của người Hàn Quốc

Người Hàn Quốc thường có hành động bắt tay đặc biệt khi giao tiếp trong công việc. Đây cũng là một nét văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc mà bạn nên tìm hiểu để hiểu rõ hơn về văn hóa của họ khi sang đây làm việc.

Hành động bắt tay có thể thực hiện song song với cúi chào. Khi bắt tay, chúng ta chỉ cần chạm nhẹ vào tay hoặc giữ tay tùy vào từng trường hợp giao tiếp. Đặc biệt, ở xứ sở Kim Chi này có sự khác biệt giữa dùng 1 tay hoặc 2 tay để thực hiện hành động bắt tay với người khác.

Thông thường, với những người lớn tuổi hoặc người có địa vị/chức vụ cao hơn thì bạn cần dùng 2 tay. Ngoài ra, người nhỏ tuổi hơn không nên chủ động bắt ta với người lớn tuổi hoặc cấp trên của mình vì đó được xem là bất lịch sự. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo chiều ngược lại thì điều đó có thể chấp nhận được.

Văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc trên phương tiện công cộng

Văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc trên phương tiện công cộng
Văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc trên phương tiện công cộng

Ở Hàn Quốc, nhu cầu di chuyển bằng phương tiện công cộng rất được ưa chuộng như xe buýt, tàu điện… Bởi lẽ các phương tiện này đem tới sự thuận tiện và dễ tiếp cận đặc biệt là có giá thành rẻ.

Văn hóa ứng xử trên phương tiện công cộng ở xứ sở Kim Chi cũng giống như người Việt Nam, đó là có thái độ tôn trọng, nhường ghế cho người lớn tuổi/phụ nữ mang thai/trẻ em.

Các phương tiện công cộng ở Hàn Quốc đều có khu ghế riêng nhằm phục vụ cho đối tượng đặc biệt như người già, người khuyết tật, phụ nữ có thai. Ngay cả khi những chiếc ghế này bị bỏ trống thì bạn cũng không được ngồi vào đó. Đây đều là văn hóa cơ bản khi di chuyển bằng phương tiện công cộng tại Hàn Quốc mà bạn cần hiểu rõ.

Không dùng bút đỏ để viết tên người khác

Không dùng bút đỏ để viết tên người khác
Không dùng bút đỏ để viết tên người khác

Một điều cấm kỵ trong văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc đó là không được dùng bút đỏ/mực đỏ để viết tên người khác. Bởi theo quan niệm bên này, thì người dân Hàn Quốc chỉ dùng bút đỏ để viết tên người đã khuất. Vì vậy, nếu bạn dùng mực đỏ để viết tên ai đó thì họ sẽ nghĩ rằng bạn đang có ý đồ xấu.

Quy tắc trên bàn ăn

Quy tắc trên bàn ăn
Quy tắc trên bàn ăn

Đối với người Châu Á nói chung và người Hàn Quốc nói riêng đều rất coi trọng bữa ăn gia đình. Vì vậy mà trong bữa cơm cũng có nhiều nguyên tắc mà bạn cần phải hiểu rõ để hòa nhập với nền văn hóa của họ.

Tương tự như Việt Nam, khi ăn cơm không được cắm đũa vào bát cơm. Người ta thường chỉ đặt nén nhang thẳng đứng vào bát đựng cát ở đám tang và đó được coi là thức ăn của các linh hồn. Do đó, hành động cắm đũa vào bát cơm được xem là kiêng kị nên hãy lưu ý nhé.

Cần tránh hành động gây mất vệ sinh và thiếu ý thức như xì mũi ở bàn ăn. Để giải quyết tình huống này, bạn nên đi vào nhà vệ sinh và xử lý sạch sẽ sau đó mới quay lại bàn ăn.

Một văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc trên bàn ăn nữa đó là phải đợi người lớn tuổi nhất đụng đũa mới được ăn. Điều này thể hiện được sự tôn trọng người lớn tuổi của đất nước này. Do đó, dù đói bụng cỡ nào cũng phải kiên nhẫn để không làm mất hình ảnh nhé!

Ngoài ra, cần chú ý tới tốc độ ăn uống. Bởi nếu bạn rời khỏi bàn ăn trước người lớn tuổi thì đây là hành động được cho là thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng. Nhưng nếu ăn xong sớm và xếp đũa ngồi tại bàn ăn thì người khác sẽ có cảm giác như bạn đang chờ họ hoàn thành bữa ăn.

Nếu tới nhà riêng của người Hàn Quốc để dùng bữa, bạn cần thể hiện bản thân là người lịch sự, có văn hóa bằng những hành động nhỏ như để dép ở ngoài. Ngoài việc chú ý tới tốc độ ăn uống để tôn trọng người lớn tuổi thì bạn cũng không nên để thức ăn thừa trên đĩa. Hãy ăn hết thức ăn trên đĩa để thể hiện sự biết ơn và đó cũng được xem là một lời cảm ơn tới chủ nhà.

Thêm một văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc nữa đó là đừng chỉ rót nước cho mỗi ly của mình. Bạn nên xem thử ly nước của người khác còn nước không rồi rót thêm cho họ trước khi rót cho mình.

Văn hóa cảm ơn và xin lỗi

Văn hóa cảm ơn và xin lỗi
Văn hóa cảm ơn và xin lỗi

“Cảm ơn” và “xin lỗi” là 2 câu nói mà bất cứ ai cũng nên học. Trong văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc thì 2 từ trên là câu nói cửa miệng. Họ luôn nói cảm ơn khi nhận được món quà hoặc được người khác giúp đỡ dù chỉ là những hành vi rất nhỏ nhặt. Đồng thời cũng không quên nói lời “xin lỗi” khi cảm thấy bản thân có lỗi hoặc đang làm phiền người khác.

Mặc dù chỉ là những câu nói đơn giản nhưng nó gây được ấn tượng vô cùng tốt và tạo cho người khác cảm giác được tôn trọng. Vì vậy, nếu bạn đến Hàn Quốc với mục đích học tập, làm việc hay du lịch thì cũng nên học cách nói lời cảm ơn và xin lỗi bằng tiếng Hàn Quốc nhé.

Xưng hô kèm tên gọi

Trong văn hóa giao tiếp, người Hàn Quốc thường gọi tên và sử dụng đúng danh từ ngôn xứng để thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Với những bạn bè thân thiết, họ sẽ gọi tên để xưng hô nhưng nếu chưa thân quen thì sẽ xưng với nhau bằng họ.

Hãy chia sẻ

Văn hóa chia sẻ ở Hàn Quốc rất thịnh hành. Điều này thể hiện được tình cảm của mọi người dành cho nhau. Đồng thời cũng chứng minh Hàn Quốc là đất nước giàu tình cảm, luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau. Trong một tập thể, mọi người luôn có sự chia sẻ với nhau về thức ăn, nước uống hay những đồ dùng khác. Nếu không chia sẻ thì mặc định mọi người sẽ nghĩ bạn là người tham lam.

Lời kết

Trên đây là những văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc mà bạn nên tìm hiểu trước khi sang đây học tập, làm việc. Những nét văn hóa ứng xử trong đời sống hằng ngày rất được người Hàn Quốc coi trọng vì nó thể hiện bạn là con người lịch sự và có văn hóa. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho hành trình công tác của mình tại xứ sở Kim Chi nhé!

Đánh giá bài viết

Lê Bình

Chào bạn! Mình là Lê Bình, mình là Thạc sĩ Tâm lý học - Ngôn ngữ học tiếng Anh. Mình thích viết, thích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy học tập trong đời sống hàng ngày...
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button