Tài liệu

Tự do cho đồng bào tôi và hành trình kiếm tìm tự do của Hồ chủ tịch

Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, tất cả những gì tôi hiểu”. Mặt dù Bác đã ra đi, nhưng tấm lòng hướng về đồng bào, một lòng vì nước vì dân của người vẫn ở đó và ăn sâu vào tâm thức lớp lớp người con Việt. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia trên thế giới đã đưa người đi tìm chân lý, tự do cho dân tộc.

Hành trình đi tìm “Tự do cho đồng bào tôi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó là nỗi đau đáu vì dân, vì nước của Hồ Chủ tịch. Người đã dành trọn cuộc đời mình để thực hiện mong ước đó.

Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh nước mất nhà tan, chứng kiến cảnh nhân dân chịu khổ bị bóc lột nặng nề. Thêm vào đó là con đường cứu nước của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh không đem đến kết quả. Chính vì lý do ấy, đã thôi thúc người thanh niên mới tròn 21 tuổi quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

Hành trình đi tìm “Tự do cho đồng bào tôi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh – Cả đời người đau đáu nỗi lo vì nước vì dân 

Khởi đầu hành trình là ngày 2/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã ra bến cảng Nhà Rồng xin việc. Ngày 3/6/1911 anh được nhận vào làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latuso Tơrêvin. Ngày 5/6/1911 với tên gọi Văn Ba, Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng. Với ý chí mãnh liệt, nghị lực phi thường đã đưa người thanh niên yêu nước đi đến cuộc hành trình 30 năm tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Ý nghĩa của chuyến đi tìm “Tự do cho đồng bào tôi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sự ra đi ấy nhằm tìm hiểu thực chất “Tự do, bình đẳng, bác ái” của các nước Phương Tây là gì? Xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào với mục đích cao cả là tìm con đường giải phóng dân tộc đúng đắn nhất.

Hành trình đầy gian khổ đã giúp Người hiểu rõ cội nguồn mọi khổ đau của nhân dân lao động, đó là sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc và sự phân biệt giai cấp rõ rệt.

Ý nghĩa của chuyến đi tìm  “tự do cho đồng bào tôi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ở đâu có tầng lớp lao động khốn cùng, ở đâu có áp bức bóc lột thì ở đó có đấu tranh

Người tìm đến chủ nghĩa Mác Lênin như một kim chỉ nam cho mọi hành động và suy nghĩ của mình. Chủ nghĩa Mác Lênin ra đời như một xu thế tất yếu của lịch sử. Đồng thời đưa ra những vấn đề cơ của con đường giải phóng dân tộc là gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Trải qua bao khó khăn nhưng không ngăn nổi ý chí mong muốn tột cùng của người đó là: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, đấy là tất cả những gì tôi hiểu”. 

Khi xác định được con đường cứu nước đúng đắn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước để xây Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của giai của nhân dân lao động và của dân tộc. Ánh sáng của Đảng đã soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Sự trở lại của Hồ Chí Minh để thực hiện câu nói “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”

Ra đi để trở về và thực hiện sứ mệnh cao cả “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi”. Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước nơi đất khách quê người, 30 năm ấy Người đã đến nhiều vùng đất, châu lục khác nhau để tìm đường giúp dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than.

Sự trở lại của Hồ Chí Minh để thực hiện câu nói “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”
Bsc ra đi, để rồi trở về tìm đường giúp dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than

Năm 1919 Nguyễn Tất Thành đã gia nhập vào Đảng xã hội Pháp – Một tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Cách mạng Pháp đó là “Tự do, bình đẳng, bác ái”, tạo bước ngoặt lớn trong cuộc đời tìm tự do cho dân tộc của Người.

Vào năm 1917 cách mạng tháng 10 Nga thành công. Từ đây các phong trào cộng sản và nhân dân quốc tế phát triển mạnh mẽ. Tháng 7/1920 tại đại hội lần thứ hai Quốc tế cộng sản người đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề về thuộc địa của Lê Nin. “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước đông đảo:Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. 

Sau bản luận cương ấy, Nguyễn Ái Quốc đã cơ bản tìm thấy đường lối đúng đắn cho phong trào giải phóng dân tộc cho cách mạng Việt Nam. Năm 1920 đến 1921 Người ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước, đồng thời chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam –  Cơ quan đầu não của cả nước.

Như vậy sau 30 năm bôn ba thì Nguyễn Ái Quốc đã về nước và trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc. Ước muốn về “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi” đã phần nào được lóe lên từ đó. Con đường và chân lý của Bác vẫn sáng mãi cho đến ngày hôm nay.

5/5 - (1 bình chọn)

Phan Hiền

Chia sẻ kinh nghiệm, những giá trị sống tích cực đang được rất nhiều các bạn trẻ học tập và làm theo.
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button