Đời sốngTài liệu

Bài thơ Quê Hương – Cảm nhận thông điệp về bài thơ Quê Hương

Chắc hẳn trong ký ức tuổi thơ, mỗi chúng ta ai cũng nghe văng vẳng hai tiếng Quê Hương. Âm hưởng ngân nga, da diết và lắng đọng trong cảm xúc của mỗi người ấy được diễn tả trọn vẹn trong Bài thơ Quê Hương nổi tiếng của Tế Hanh. Một lần nữa, chúng ta hãy tìm lại những kỷ niệm đẹp cùng những khoảnh khắc khó quên về quê hương của mình nhé!

Ý nghĩa của tiêu đề trong Bài thơ Quê hương

Quê Hương là bài thơ của nhà thơ nổi tiếng – Tế Hanh – một nhân vật tiêu biểu cho phong trào thơ mới, đem đến cho thi ca Việt Nam những tứ thơ mới mẻ, ấn tượng và lôi cuốn tình cảm của người đọc. Bài thơ Quê Hương gắn liền với biết bao thế hệ học trò. Hai tiếng Quê hương mỗi khi được cất lên sẽ mang lại cảm nhận thân thương, gần gũi mà chan chứa tình yêu.

Quê Hương trong tiêu đề bài thơ giúp mỗi chúng ta gợi nhớ đến mảnh đất mình đã sinh ra. Nơi đây đã ghi dấu tiếng khóc chào đời của mỗi người. Dù có đi đâu xa cũng luôn khiến chúng ta nhớ về quê hương, mong muốn trở về với vòng tay yêu thương của gia đình, bạn bè. Quê Hương còn gắn liền với những khoảnh khắc khó quên, với đám bạn cùng nhau vui đùa khắp chốn, với giếng nước, cây đa ngồi hóng mát mỗi trưa hè,…Tiêu đề Bài thơ Quê Hương giàu tầng ý nghĩa, lại có tính tượng hình, tượng thanh như vậy đấy!

Quê hương là con diều biếc? Con diều biếc là gì?

Cảm nhận bài thơ quê hương
Cánh diều biếc thả trên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ tươi đẹp!

Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thả trên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc” gợi tả cánh diều tuyệt đẹp. Hình ảnh con diều biếc trong bức tranh quê hương chao nghiêng trên bầu trời tuổi thơ cùng tiếng cười trong veo của lũ bạn tinh nghịch. Bên dưới cánh diều bay lượn ấy còn là những cánh đồng thơm hương lúa với dáng mẹ nhấp nhô nón trắng trên thảm lúa xanh tươi. Có thể nói rằng con diều biếc mang dấu ấn, ký ức và biết bao kỷ niệm đẹp của mỗi người về quê hương.

Cảm nhận Bài thơ Quê Hương

Trong tâm khảm của mỗi người, cảm nhận bài thơ quê hương thật sâu sắc và riêng biệt. Tuy nhiên, tình cảm tha thiết đối với tình yêu quê hương là điều ai cũng có. Bài thơ mở đầu với khung cảnh:

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”

Làng tôi thật gần gũi, vang lên rất tự nhiên như điều muốn nói từ rất lâu rồi. Bức tranh làng quê rộng lớn và thênh thang với bầu trời cao trong xanh, tràn ngập âm thanh và ánh sáng trong veo. Một ngày mới của làng quê bắt đầu với buổi bình minh khi người dân cùng nhau ra khơi đánh cá. Công việc hàng ngày sôi động, thật nhiều niềm vui.

Bài thơ Quê Hương
Quê hương trong tâm trí Tế Hanh cũng như độc giả luôn là những thứ bình dị nhất!

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”

Những cơn gió nhè nhẹ, nhuộm thêm màu nắng hồng tươi tắn. Cuộc sống lao động của người dân được Tế Hanh miêu tả chi tiết, tỉ mỉ và có chiều sâu hơn. Những bác ngư dân, những anh thanh niên trai tráng đang hồ hởi vươn khơi, hứa hẹn mang về một thuyền đầy ắp cá.

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”

Những câu thơ tiếp theo tập trung lột tả sự mạnh mẽ, phóng khoáng của những con thuyền đánh cá. Khả năng lên ý thơ và gieo vần độc đáo đã khiến ý thơ chuyển ngay thành hình ảnh trước mắt người đọc. Các động từ “hăng, phăng, vượt” toát lên vẻ oai hùng, cường tráng. Tất cả ngư dân đã sẵn sàng vượt qua sóng vỗ để ra khơi.

“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

Hình ảnh thơ lại chuyển sang sự hồn nhiên, trong trẻo, nhẹ nhàng. Một vẻ đẹp giàu sức sống, thơ mộng của làng quê. Chiếc thuyền như “mảnh hồn làng”, cách ví von thật phong phú, bay bổng. Cánh buồm trở thành một vật có cảm xúc và linh hồn riêng với làng quê. Đây là phương tiện không thể thiếu với người dân làng chài.

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Tứ thơ lại nhanh chóng chuyển sang âm hưởng phấn khởi lạc quan. Đây là thành quả lao động của ngư dân sau một ngày rẽ sóng ra chơi. Tính từ “ồn ào, tấp nập” toát lên vẻ náo nhiệt, hối hả với niềm vui mừng khôn xiết của ngư dân. Họ thầm cảm ơn biển đã đem đến nguồn sống và sự no đủ cho tất cả mọi người. Chỉ có Quê Hương trong vần thơ của Tế Hanh mới mang lại mùi hương riêng biệt như vậy.

   “Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:

 Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

  Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

 Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Khổ thơ cuối bài lắng đọng cảm xúc, khiến chúng ta nghẹn ngào cảm xúc khi nhớ về quê hương. Đặc biệt, những người con xa quê lúc nào cũng hướng về nơi “chôn rau, cắt rốn”. 

Thông điệp được gửi gắm qua bài thơ Quê Hương

Thông điệp của bài thơ quê hương
Ai cũng có một nơi để sinh ra và trở về, đó là Quê Hương

Tế Hanh đã giúp chúng ta một lần nữa hiểu thật sâu sắc về hai từ Quê Hương. Trong chúng ta ai cũng có một nơi để sinh ra và trở về – nơi gắn liền với kỷ niệm, ký ức và biết bao nhiêu điều tốt đẹp. Quê hương còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Thông điệp của bài thơ quê hương thật giản dị mà sâu sắc, hãy ý thức được tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương. Đừng bao giờ quên Quê hương. Hãy cống hiến và tạo nên những giá trị giàu đẹp cho quê hương khi còn có thể.

Thông điệp ý nghĩa của Bài thơ Quê Hương như vậy đấy! Hai từ quê hương chứa đựng biết bao nhiêu hình ảnh đẹp, âm thanh nhộn nhịp cùng tình cảm gần gũi, thân thiết của mọi người. Dù đi đâu xa, trong lòng mỗi chúng ta cũng có một nỗi niềm đau đáu nhớ về quê nhà. Quả thật là “Quê hương nếu ai không nhớ – Sẽ không lớn nổi thành người.”

3.5/5 - (6 bình chọn)

Phan Hiền

Chia sẻ kinh nghiệm, những giá trị sống tích cực đang được rất nhiều các bạn trẻ học tập và làm theo.
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button