Tâm lý học

Tâm lý là gì? Phân loại các hiện tượng tâm lý phổ biến nhất

Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi tâm lý là gì hay không? Mỗi con người chúng ta ai cũng có những tâm lý riêng và nó luôn gắn liền trong từng hoạt động. Trong từng hành động đó, chúng ta thể hiện cảm xúc ra bên ngoài và đó cũng gọi là tâm lý, ví dụ như tâm lý lo sợ, e thẹn và còn nhiều hơn thế nữa. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, hãy cùng với GiaTriCuocSong.Org đi tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!

Tâm lý là gì?

Tâm lý là gì? 
Tâm lý là gì?

Nhiều người cho rằng, tâm lý là mong muốn, nhu cầu, cách cư xử của con người trước một việc nào đó. Tuy nhiên, nếu chỉ có vậy thì chưa bao hàm hết ý nghĩa của khái niệm “tâm lý là gì”. Tâm lý ngoài những yếu tố đó ra còn mang ý nghĩ rộng lớn hơn. Tất cả các hoạt động, sự vật, hiện tượng từ đơn giản đến phức tạp đều có tâm lý. Tâm lý tồn tại ngay cả khi bạn ngủ, nằm mơ, mộng du vì vậy khái niệm tâm lý là bao hàm vô vàn các hiện tượng.

Tâm lý tồn tại hằng ngày trong cuộc sống của mỗi người. Mỗi ngày, chúng ta phải lắng nghe, suy nghĩ và phân tích để đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó có ảnh hưởng như thế nào và có mối quan hệ ra sao với chúng ta. Đôi lúc, để đưa ra kết luận chính xác hơn, chúng ta phải tưởng tượng thêm những điều mà mình không thể nhìn thấy trực tiếp hoặc chưa nghe thấy bao giờ. Tất cả sự lắng nghe, quan sát, phân tích, tưởng tượng…đều là hiện tượng tâm lý. Chúng hợp thành lĩnh vực hoạt động nhận thức của con người.

Khi đã phân tích kỹ lưỡng và nhận thức rõ ràng về những sự việc đó, chúng ta sẽ tỏ thái độ với chúng. Tâm lý con người luôn đa dạng và phức tạo vì vậy mà tâm lý đó có thể vui, buồn, đau khổ hay tức giận…Những gì mà chúng ta thể hiện đều là cảm xúc thật của mình và điều này chính là đời sống tình cảm của con người.

Trong cuộc sống của chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn, nguy hiểm làm bản thân nản chí, đau khổ thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Những lúc như thế này, tâm lý chính là yếu tố quan trọng nhất để cho thấy ai là người thắng cuộc và ai sẽ là người từ bỏ. Hiện tượng tâm lý giúp chúng ta có thêm tinh thần và vượt qua những khó khăn để đạt được mục đích cuối cùng được gọi là hoạt động ý chí. Hãy lấy một ví dụ, bạn đặt mục tiêu cuối kỳ này phải đạt được danh hiệu học sinh giỏi mặc dù ngày thường điểm số của bạn không hề cao. Bạn bè bắt đầu cười đùa và khẳng định rằng đây là điều không thể. Bạn miệt mài học tập ngày đêm với niềm tin bản thân sẽ làm được và bỏ qua mọi định kiến. Tâm lý của bạn lúc này đang rất mạnh mẽ và quyết liệt và hoạt động của ý chí đã giúp bạn đạt được nguyện vọng.

Tâm lý không chỉ phản ánh thế giới bên ngoài mà có một hiện tượng tâm lý cao cấp hơn có thể phản ánh được chính mình, giúp ta hiểu rõ về thái độ, trách nhiệm của bản thân. Đây là ý thức và tự ý thức.

Như vậy, khái niệm “tâm lý là gì” rất rộng, nó là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con người và gắn liền với mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn. Tâm lý con người là nhận thức, trí thức, tình cảm, ý chí đến tích cách, ý thức và tự ý thức về chính mình. Tâm lý cũng là nhu cầu, năng lực, cách đối nhân xử thế, hành vi và cả những định hướng giá trị của một người.

Phân loại các hiện tượng tâm lý

Phân loại các hiện tượng tâm lý
Phân loại các hiện tượng tâm lý

Tâm lý con người vô cùng đa dạng và rất phức tạp. Để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu tâm lý người mà các nhà tâm lý học đã chia các hiện tượng tâm lý thành 3 loại bao gồm: Các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý.

Quá trình tâm lý

Quá trình tâm lý được hiểu là những hiện tượng tâm lý theo quy trình có khởi đầu, diễn biến và kết thúc, nhằm biến những tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý. Cũng có thể hiểu quá trình tâm lý như một yếu tố điều chỉnh ban đầu đối với các hàng vi diễn ra sau đó, có quá trình mới có trạng thái và thuộc tính tâm lý.

Một quá trình tâm lý sẽ đi theo trình tự đó là có nhận thức sau đó nảy sinh tình cảm và cuối cùng là quá trình ý chí. Cả 3 yếu tố này luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lên nhau để tạo nên một đời sống tâm lý hoàn thiện. Chúng ta cần cân bằng được cả 3 mặt nhận thức, tình cảm và ý chí.

Ví dụ, nếu một người sống thiên về tình cảm thì những quyết định chỉ mang tính chủ quan, không sáng suốt và rất dễ đau khổ. Nhưng nếu sống quá lý trí thì tâm hồn sẽ trở nên khô khan, không có sự đồng cảm và thấu hiểu, điều này rất dễ làm rạn nứt các mối quan hệ và trở nên cô độc hơn. Và cuối cùng, nếu sống mà không có ý chí là nhận thức và tình cảm cũng không thể biến thành hành động và không thể đạt được thành công.

Trạng thái tâm lý

Đi kèm theo quá trình tâm lý đó là trạng thái tâm lý nó có vai trò như một cái nền cho các quá trình tâm lý được diễn ra. Chính vì vậy mà trạng thái tâm lý chỉ tồn tại theo các quá trình tâm lý. Một vài trạng thái đi kèm với quá trình nhận thức (trạng thái chú ý) hoặc một vài trạng thái đi theo quá trình ý chí (trạng thái quyết đoán, do dự…), có trạng thái lại đi kèm với quá trình cảm xúc (trạng thái lo lắng, stress…).

Thuộc tính tâm lý

Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý được lặp đi lặp lại thường xuyên trong những hoạt động nhất định và trở thành các thuộc tính phức hợp của nhân cách. Đơn giản hơn thì thuộc tính tâm lý sẽ giúp phân biệt được cá nhân này với cá nhân khác vì nó là những hiện tượng tâm lý đặc trưng và riêng biệt của mỗi người.

Các thuộc tính tâm lý nổi bật đó là xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất. Điều này dễ hiểu hơn khi bạn nhìn thấy những người mẫu nổi tiếng. Họ mặc một bộ đồ bình thường nhưng vẫn toát lên được sự sang chảnh và quý phái, đây là điều đặc biệt nhất mà không phải ai cũng làm được.

Chức năng của hiện tượng tâm lý

Chức năng của hiện tượng tâm lý
Chức năng của hiện tượng tâm lý

Mỗi người chúng ta ai cũng đều có các hiện tượng tâm lý và nó đóng vai trò như trung tâm điều hành mọi hành động.

Đầu tiên, tâm lý giúp nhận biết thế giới khách quan, giúp chúng ta có được những suy nghĩ, đánh giá và phân tích các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh. Có thể hiểu, có tâm lý thì con người mới có nhận thức và có thể tồn tại được.

Thứ hai, tâm lý giúp định hướng khi bắt đầu hoạt động. Mỗi một hoạt động, quyết định đưa ra đều có mục đích, đó có thể là lý tưởng, là niềm tin, là tình yêu, tiền bạc…hoặc thậm chí là một ảo tưởng.

Thứ ba, tâm lý trở thành động lực thúc đẩy hành động. Để đạt được một mục đích nào đó thì chúng ta cần đến tâm lý và tâm lý đó phải đủ mạnh mẽ. Động lực ở đây có thể tích cực hay tiêu cực ví dụ như từ tình yêu, lòng say mê hoặc cũng có thể xuất phát từ sự ghen tị, căm thù, hụt hẫng…

Thứ tư, tâm lý giúp kiểm soát quá trình hoạt động và điều chỉnh hoạt động của mình. Tất nhiên để thực hiện tốt chức năng này thì đòi hỏi chúng ta phải có trí nhớ và khả năng phân tích sự vật, hiện tượng.

Như vậy, tâm lý có vai trò quan trọng và có nhiều chức năng để cho phép con người giao tiếp với nhau. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất hay lao động thì bạn cần phải nắm rõ tâm lý con người và tác động phù hợp với quy luật tâm lý.

Lời kết

Với bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau đi làm rõ khái niệm “tâm lý là gì” và phân loại các hiện tượng tâm lý con người. Hiểu rõ về khái niệm tâm lý để giúp chúng ta dễ dàng phân tích và hiểu được nguyên nhân sâu xa dẫn đến các hoạt động thường ngày.

4.3/5 - (3 bình chọn)

Lê Bình

Chào bạn! Mình là Lê Bình, mình là Thạc sĩ Tâm lý học - Ngôn ngữ học tiếng Anh. Mình thích viết, thích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy học tập trong đời sống hàng ngày...
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Yêu thích nhát
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button