Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non
Khi trẻ nhỏ bước vào giai đoạn phát triển tư duy và trí tuệ, bé cần được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản để có thể phát triển cách toàn diện nhất. Trẻ nhỏ trong độ tuổi mầm non cũng cần được giáo dục kỹ năng sống để làm nền tảng cho sự phát triển sau này. Dưới đây chính là những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn.
Tại sao cần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
Ở mỗi trẻ nhỏ đều có sự khác biệt về tính cách, ngoại hình, hiểu biết và kỹ năng. Ở mỗi trẻ đều có những kỹ năng riêng nhưng bé cũng phải có những kỹ năng chung cơ bản nhất để có thể hòa nhập sống trong môi trường tập thể.
Kỹ năng mềm mà trẻ mầm non nào cũng biết được gọi là kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Kỹ năng sống của các bé không phải tự nhiên mà nó, nó được tích lũy dần thông qua các kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế. Không chỉ bước vào lứa tuổi mầm non bé mới được rèn luyện kỹ năng sống, mà những kỹ năng này nên được gia đình rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ để làm nền tảng cho việc học kỹ năng sống sau này.
Trẻ nhỏ được học về kỹ năng sống ở độ tuổi mầm non, khi lớn lên các bé sẽ tự tin, sống tự lập, giao tiếp và xử lý các tình huống trong cuộc sống cách tốt nhất. Mặt khác, rèn kỹ năng sống ngay ở độ tuổi mầm non vì trong giai đoạn này, bé sẽ dễ tiếp thu và phát triển kỹ năng sống hơn so với lứa tuổi khác.
Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non
Giatricuocsong.org xin giới thiệu 9 kỹ năng cơ bản và cần thiết nhất cho trẻ nhỏ ở độ tuổi mầm non.
Tự ăn
Bố mẹ nên cho bé nhà mình tập cách tự ăn ngay từ khi còn nhỏ để không có tính ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Điều này còn thúc đẩy tính tự lập trong bé và giúp bé hình thành khả năng sinh tồn cho mình.
Tốt nhất là bé sau khoảng 1 tuổi nên được tập tự ăn, giúp bé phân biệt cái gì ăn được và cái gì không ăn được. Chắc chắn những ngày đầu tiên sẽ rất khó khăn, vì thế bạn hãy cứ cho bé tập làm quen thôi. Đến khi bước vào trường mầm non, bé sẽ được hướng dẫn kỹ lưỡng hơn.
Kỹ năng ứng xử
Một trong những kỹ năng sống cần thiết đó chính là kỹ năng giao tiếp ứng xử. Kỹ năng sống này giúp bé có thể dễ dàng hòa nhập, được yêu mến và tự tin hơn khi bước ra xã hội.
Bố mẹ nên tập cho bé kỹ năng ứng xử thông qua: Chào hỏi lễ phép, kính trên nhường dưới, kiềm chế cảm xúc, những điều nên và không nên làm khi đang ở đám đông, biết nói cảm ơn và xin lỗi…
Muốn bé tiếp thu những kỹ năng sống nhanh chóng, hiệu quả thì bố mẹ hãy làm tấm gương để bé học hỏi nhé. Bố mẹ đừng cố gượng ép và tạo áp lực cho con, thay vào đó là dành tặng lời khen và khuyến khích để bé có động lực làm tốt hơn.
Trung thực
Một trong những kỹ năng sống mà trẻ mầm non cần được dạy đó chính là tính trung thực. trẻ em giống như trang giấy trắng, thực chất các bé không biết nói dối. Nhưng bé sẽ học được cách nói dối rất nhanh và dễ dàng thông qua tiếp xúc với những người khác. Đôi khi nói dối không hẳn là xấu, vì nhiều lời nói dối không gây ảnh hưởng gì đến ai. Tuy nhiên, trẻ mầm non còn rất nhỏ tuổi để biết được đâu là lời nói dối tốt, đâu là lời nói dấu xấu xa. Trẻ nhỏ cũng chưa thể phân định rạch ròi được như thế nào là trung thực, nếu để bé tập tành làm những điều dối trá thì sẽ gây ảnh hưởng đến tương lai của bé sau này. Vì thế, một trong những kỹ năng sống quan trọng mà bố mẹ, thầy cô nhớ dạy bé ngay từ nhỏ đó chính là tính trung thực.
Khả năng sắp xếp đồ đạc
Đây chính là một trong những kỹ năng sống giúp bé mầm non hình thành thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Muốn bé tuân thủ theo nguyên tắc sắp xếp đồ đạc gọn gàng, thì bố mẹ và thầy cô phải là những tấm gương tối để bé noi theo.
Kỹ năng sống tự chăm sóc bản thân
Trẻ mầm non còn quá nhỏ để có thể làm mọi việc, vì thế bé rất cần đến sự hỗ trợ từ người lớn. Tuy nhiên, nếu bố mẹ và thầy cô cho bé cơ hội, bắt đầu từ những việc nhỏ và cơ bản nhất thì bé hoàn toàn có thể làm được.
Người lớn có thể tập cho trẻ mầm non những việc đơn giản nhất như: Tự lấy quần áo, tự đi ngủ, tự đội nón khi ra ngoài trời, tự sắp xếp kệ giày dép của mình…
Kỹ năng quản lý thời gian
Không chỉ có người lớn chúng ta mới cần quản lý thời gian, mà ngay cả trẻ mầm non cũng cần được rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian. Việc bé ở độ tuổi mầm non tự xây dựng thời gian biểu cho mình không phải là điều dễ dàng, tuy nhiên bố mẹ, thầy cô có thể giúp bé.
Việc quản lý thời gian cho bé đơn giản chỉ là quy định thời gian ăn, thời gian xem tivi, thời gian chơi…
Kỹ năng vượt qua khó khăn
Trẻ nhỏ cũng có thể tự vượt qua nhiều khó khăn mà không cần dựa dẫm đến người lớn. Vì thế, bạn hãy để bé tự giải quyết những khó khăn nhỏ của mình. Vì nếu chỉ cần thấy bé gặp 1 chút khó khăn bạn đã đến giúp đỡ thì bé sẽ hình thành thói quen ỷ lại.
Kỹ năng giúp đỡ và chia sẻ
Một trong những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non đó chính là biết cách giúp đỡ và chia sẻ với người khác. Điều này còn giúp bé hình thành cho mình khả năng hòa nhập tốt khi lớn lên. Thầy cô và bố mẹ có thể chỉ dạy cho bé cách giúp đỡ, quan tâm đến người khác như: Tự sắp bát đĩa mình đã ăn vào bồn rửa, tự gấp quần áo, phụ mẹ lấy đồ khi cần, không tranh giành đồ chơi với bạn bè.
Kỹ năng đề phòng nguy hiểm
Đây chính là một kỹ năng cần thiết cho bé, nhất là khi bé sống trong xã hội phức tạp như ngày nay. Bạn nên hướng dẫn bé những đối tượng nào, khu vực nào và món đồ như thế nào là nguy hiểm. Đặc biệt là bạn nên dạy bé đi với người lạ, không nhận đồ của người lạ khi chưa được phép.
Trên đây là những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non và là nền tảng vững chắc cho những kỹ năng sống phức tạp hơn sau này. Hy vọng bạn sẽ biết cách hướng dẫn bé yêu của mình những kỹ năng sống cần thiết và cơ bản nhất này.