Kỹ năng sống

Sự Thiếu tự tin là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và dẫn chứng về sự thiếu tự tin

Thiếu tự tin là biểu hiện rất phổ biến ở giới trẻ, nó được xem như “liều thuốc độc” giết chết tương lai. Nếu không nhận thức và thay đổi nhanh chóng thì bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội phát triển và khó có được thành công trong cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm sự thiếu tự tin là gì? Cùng với đó là các nguyên nhân, biểu hiện và dẫn chứng về sự thiếu tự tin để giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Sự thiếu tự tin là gì?

Thiếu tự tin là gì? Bản thân luôn cảm thấy kém cỏi, thường hay so sánh với người khác
Thiếu tự tin là gì? Bản thân luôn cảm thấy kém cỏi, thường hay so sánh với người khác

Tự tin là trạng thái bản thân luôn có niềm tin và kỳ vọng về năng lực của bản thân. Trong khi đó, sự thiếu tự tin lại hoàn toàn trái ngược. Biểu hiện của sự thiếu tự tin đó là luôn cảm thấy bản thân kém cỏi, ngại giao tiếp. 

 Sự thiếu tự tin là gì? Người thiếu tự tin thường ngại nói chuyện với đám đông và luôn cảm thấy bất an khi có ai đó tập trung vào mình. Thiếu tự tin đồng nghĩa với việc bạn đang từ bỏ đi rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Bạn sẽ luôn dậm chân tại chỗ thậm chí là thụt lùi so với những người khác. Chỉ khi tự tin, bạn mới có đủ dũng khí và can đảm để theo đuổi ước mơ và đạt được thành công trong cuộc sống.

Muốn người khác tin tưởng và thuyết phục bởi những lý lẽ mà bạn đưa ra thì điều đầu tiên cần làm đó chính là tin tưởng vào chính mình. Tự tin có thể coi là tính cách và nó cũng là một trong những kỹ năng cần có trong xã hội. Sự tự tin không phải là tố chất nên chúng ta có thể rèn luyện và xây dựng qua từng trải nghiệm. Chỉ cần có niềm tin và trau dồi năng lực, bạn sẽ sớm có được thành công như mong ước.

Biểu hiện của người thiếu tự tin

Biểu hiện của người thiếu tự tin
Biểu hiện của người thiếu tự tin

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã có một lần nào đó thiếu tự tin, cảm thấy lo sợ khi mới bắt đầu làm một việc nào đó. Thực tế, có rất nhiều người luôn cảm thấy bản thân thiếu sót, kém cỏi nên sinh ra tính cách ngại ngùng, nhút nhát.

Đôi lúc, chúng ta có thể cảm thấy vô cùng lo lắng như bị giáo viên gọi lên trả bài bất ngờ, bị làm một công việc mà bản thân chưa hề làm trước đó hay cảm thấy thiếu tự tin khi lên thuyết trình, … Nhưng điều quan trọng nhất đó chính là chúng ta tìm cách khắc phục và trưởng thành hơn sau mỗi trải nghiệm.

Và trước khi tìm hiểu về cách để trở thành người tự tin thì trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về những biểu hiện của người thiếu tự tin. Dưới đây là những biểu hiện của sự thiếu tự tin, hãy đọc và xem thử bản thân bạn có đang gặp phải các dấu hiệu như vậy không nhé:

  • Sự thiếu tự tin trong cuộc sống được biểu hiện ở tính cách nhút nhát, e dè, không dám đứng một mình để nói chuyện giữa đám đông.
  • Người thiếu tự tin thường cảm thấy ngại ngùng hoặc không tin vào những lời khen ngợi của người khác dành cho mình.
  • Thường chiều theo ý kiến của mọi người, ít khi đưa ra quan điểm của cá nhân vì sợ sai, sợ bị mọi người phản đối.
  • Người thiếu tự tin thường không thích được mọi người chú ý, thậm chí là tìm cách để trốn tránh ánh nhìn của người khác.
  • Khi phát biểu sẽ luôn cảm thấy hồi hộp, tay run, lời nói lắp bắp, tim đập nhanh khiến cho việc thuyết trình không suôn sẻ mặc dù trước đó đã chuẩn bị rất cẩn thận.
  • Luôn sợ sai và không dám mạo hiểm để làm bất cứ điều gì nên cuộc sống luôn trong vùng an toàn.
  • Thường dễ tổn thương và quan trọng hóa mọi lời nhận xét của người khác về mình. Luôn cảm thấy nhạy cảm, dễ tự ái khi bị phê bình.
  • Có xu hướng đổ lỗi cho người khác.

Biểu hiện của người thiếu tự tin đó là luôn đánh giá thấp bản thân, không dám bày tỏ quan điểm nên thường thua thiệt và đánh mất nhiều cơ hội. Nếu muốn trở thành một người bản lĩnh, thành công thì việc đầu tiên cần làm đó là rèn luyện tính cách mạnh mẽ, tự tin hơn vào chính mình.

Nguyên nhân thiếu tự tin là gì?

Tự tin hay thiếu tự tin đều không phải là tố chất và cũng không có ai mới sinh ra đã thiếu tự tin cả. Niềm tin vào chính bản thân được xây dựng và hình thành ngay từ khi còn nhỏ mà những yếu tố như: gia đình, môi trường, cách giáo dục có tác động rất lớn để đứa trẻ đó trở thành người tự tin hay không.

Những sự kiện bị tổn thương từ trong quá khứ có thể làm cho ai đó cảm thấy tự ti, xấu hổ và đánh mất đi niềm tin vào bản thân. Hãy cùng khám phá những nguyên nhân thiếu tự tin để hiểu rõ hơn nhé.

Ám ảnh bởi sự thất bại

Ám ảnh bởi sự thất bại là nguyên nhân gây ra sự thiếu tự tin
Ám ảnh bởi sự thất bại là nguyên nhân gây ra sự thiếu tự tin

Thiếu tự tin có thể bắt nguồn từ việc người đó đã nhiều lần thất bại và không thể tự vượt qua được. Thực tế, không phải ai cũng có thể tự đứng dậy và làm lại sau mỗi lần vấp ngã. 

Sau thất bại, họ không còn tin tưởng vào năng lực của bản thân và sẽ chấp nhận với suy nghĩ rằng bản thân yếu kém, không đủ năng lực để làm tốt một điều gì đó. Bên cạnh đó, những ánh nhìn, phán xét của những người xung quanh cũng sẽ trở thành yếu tố cản trở sự tự tin của mỗi người.

Thường xuyên so sánh

Sự thiếu tự tin là gì? Và nguyên nhân nào dẫn đến sự thiếu tự tin? Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến con trẻ cảm thấy thiếu tự tin đó là thường bị ba mẹ đem ra so sánh với “con nhà người ta”. Thực tế, đây là một thực trạng đáng báo động cho phụ huynh Việt Nam vì không ít trường hợp trẻ tự ti, mặc cảm thậm chí là tự tử vì chính lý do này. 

Ba mẹ đem con ra so sánh với người khác cũng chỉ hy vọng con phát triển, nỗ lực nhiều hơn nhưng đôi khi nó lại phản tác dụng và gây nên những tổn thương tâm lý cho con trẻ. Khi bị so sánh thường xuyên, con sẽ đồng ý với những lời nói của ba mẹ và cho rằng bản thân thật sự kém cỏi, thua kém bạn bè. Từ đó, trẻ hình thành nên tính cách ít nói, thu mình lại và không còn tự tin, năng động như trước đây.

Thiếu kiến thức

Có rất nhiều dẫn chứng về sự thiếu tự tin bắt nguồn từ việc thiếu kiến thức. Ví dụ như trong một cuộc trao đổi sôi nổi về thị trường chứng khoán, nếu bạn không am hiểu về lĩnh vực này thì chắc chắn sẽ rất khó để hòa nhập cùng với mọi người và tham gia một cách nhiệt tình.

Tự ti về ngoại hình

Tự ti về ngoại hình khiến bản thân ngại giao tiếp
Tự ti về ngoại hình khiến bản thân ngại giao tiếp

Với xã hội hiện đại như ngày nay thì vẻ đẹp ngoại hình cũng là một trong những yếu tố giúp bản thân tự tin hơn đặc biệt là với chị em phụ nữ. Những người có thân hình nhiều khuyết điểm như cơ thể mập, lùn, da mặt xấu, … họ luôn cảm thấy tự tin khi xuất hiện trước đám đông. Và điều này khiến họ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân và dần dần sẽ trở thành một con người sống khép kín. Vì vậy, cách để trở thành người phụ nữ tự tin đó là hãy đầu tư và chăm sóc nhan sắc của mình trở nên thật nổi bật.

Không có mục tiêu, không phấn đấu

Một trong những nguyên nhân thiếu tự tin đó là sống không có mục tiêu, không tìm cách để phấn đấu. Hầu hết, những người thành công họ luôn xác định rõ ràng về mục tiêu và tìm cách để đạt được. Nếu sống mà không có mục tiêu thì chúng ta chỉ đang tìm cách để “tồn tại” và sẽ rất khó để có được một cuộc sống hạnh phúc.

Mục tiêu có thể xa vời nhưng nhờ có nó mà con người mới có thêm động lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Những người sống không có mục tiêu sẽ thường thiếu tự tin vì họ không hiểu rõ bản thân và không biết nên làm gì để cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, nếu muốn trở thành người tự tin và sớm gặt hái được thành công, điều đầu tiên bạn cần làm đó là xác định rõ mục tiêu và vạch rõ con đường đi của mình một cách cụ thể, chi tiết nhất.

Bị ảnh hưởng từ môi trường sống

Bị ảnh hưởng từ môi trường sống
Bị ảnh hưởng từ môi trường sống

Sự thiếu tự tin có thể bị ảnh hưởng từ những người xung quanh, đó có thể là gia đình, bạn bè, hàng xóm hay những người đồng trang lứa, … Chẳng hạn như khi đi học, bé thường bị trêu chọc và bị giáo viên phê bình vì không làm bài tốt thì chính điều này có thể trở thành nỗi sợ và ám ảnh trong tâm hồn non nớt của trẻ nhỏ. Khi bị la mắng thường xuyên, bé ngày càng rụt rè và không còn dám thể hiện bản thân nữa.

Đặc biệt, môi trường giáo dục gia đình có tác động rất lớn đối với nhận thức của con trẻ. Bố mẹ là người trực tiếp ảnh hưởng đến tính cách, hành vi của con nên nếu trẻ thiếu tự tin cũng có thể một phần nguyên nhân xuất phát từ hệ thống giáo dục của gia đình. Nếu bố mẹ thường xuyên la mắng khi con làm sai và không khuyến khích sự tự giác, chủ động học hỏi ngay từ khi còn nhỏ thì sau này, bé bị rụt rè, ít nói hay thiếu tự tin vào bản thân là điều có thể xảy ra.

Thông qua bài viết này, chúng tôi đã giải thích cho bạn đọc hiểu rõ về khái niệm Sự thiếu tự tin là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và dẫn chứng về sự thiếu tự tin. Trong cuộc sống hiện đại, trau dồi tri thức và xây dựng sự tự tin là yếu tố vô cùng quan trọng để đạt được thành công. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về sự thiếu tự tin, nhận thức rõ ràng về các dấu hiệu và sớm tìm cách để cải thiện tính cách rụt rè của mình nhé!

Đánh giá bài viết

Lê Bình

Chào bạn! Mình là Lê Bình, mình là Thạc sĩ Tâm lý học - Ngôn ngữ học tiếng Anh. Mình thích viết, thích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy học tập trong đời sống hàng ngày...
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Yêu thích nhát
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button