Văn hóa

Tìm hiểu về văn hóa ứng xử xưa và nay của người Việt

Văn hóa ứng xử xưa và nay của người Việt Nam có những điểm gì ấn tượng và liệu có sự thay đổi qua thời gian hay không? Việt Nam được biết tới là một trong những đất nước coi trọng lễ nghi, ứng xử. Vì vậy mà ông cha ta luôn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục con cháu về cách đối nhân xử thế.

Chính những nét văn hóa tốt đẹp này đã giúp con người trở nên gần gũi, xây dựng mối quan hệ gắn bó và là sức mạnh tinh thần của cả dân tộc. Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu để hiểu rõ hơn về những nét văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam ta nhé!

Văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt

Văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt
Văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt

Người Việt Nam coi trọng vấn đề giao tiếp vì vậy mà luôn có những quy tắc nhất định trong cách cư xử, chú ý tới từng lời ăn tiếng nói. Đây cũng được coi là thước đo đánh giá bản chất, tri thức và văn hóa của một con người.

Văn hóa ứng xử xưa và nay có một số điểm khác nhau. Nhìn chung, người Việt ngày xưa coi trọng lễ nghi, luôn biết cách để sử dụng ngôn từ sao cho phải phép: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”; “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”…

Lời nói có thể mang tới niềm vui, điều tích cực nhưng cũng có thể gây ra những tiêu cực thậm chí là hận thù. Vì vậy mà cổ nhân luôn răn dạy rằng: “Vạ từ miệng mà ra, họa từ miệng mà vào”, “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”… Người có văn hóa là người biết ăn nói, khéo léo để gây thiện cảm với người khác.

Văn hóa ứng xử của người Việt xưa đề cao danh dự, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau bằng tấm lòng chân thành chứ không phải vì miếng ăn hay vụ lợi cá nhân. Những câu ca dao như “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít đùm lá rách nhiều”… Đó chính là giá trị văn hóa tốt đẹp giữa người với người, yêu thương, chia sẻ cùng nhau để vượt qua khó khăn.

Người Việt đề cao tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau
Người Việt đề cao tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau

Nhìn chung, văn hóa ứng xử xưa và nay của người dân Việt Nam đó là lòng yêu nước, tinh thần tương thân tương ái. Những nét đẹp văn hóa này cần được giữ gìn và phát huy bởi đó là một phần quan trọng để tạo nên chân – thiện – mỹ.

Văn hóa ứng xử xưa và nay có gì khác nhau

Văn hóa ứng xử xưa và nay có gì khác nhau
Văn hóa ứng xử xưa và nay có gì khác nhau

Trải qua bao nhiêu năm, văn hóa ứng xử xưa và nay của người dân Việt Nam vẫn luôn giữ vững tinh thần yêu nước, đoàn kết, thực hiện đúng ý nghĩa của câu xa dao tục ngữ “Bầu ơi thương lấy bí cùng – Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Văn hóa ứng xử xưa và nay cũng có sự thay đổi, ngày nay, mọi người khá thoải mái, không quá hủ tục nhưng vẫn giữ được tiêu chuẩn, cốt lõi của cách ứng xử truyền thống. 

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và toàn cầu hóa, văn hóa ứng xử đã có một số thay đổi quan trọng. Xã hội hiện đại ngày nay có xu hướng chú trọng vào cá nhân và quyền tự do cá nhân. Điều này đã dẫn đến một số biến chuyển trong cách con người giao tiếp và ứng xử với nhau.

Sự phát triển của mạng xã hội đang làm giảm đi tương tác giữa người với người
Sự phát triển của mạng xã hội đang làm giảm đi tương tác giữa người với người

Ví dụ, việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội đã làm cho thông tin lan rộng nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại một số khía cạnh tiêu cực như việc lan truyền tin giả hoặc bạo lực online. Đồng thời, áp lực công việc và cuộc sống thường ngày khiến cho mọi người ít có thời gian để tương tác face-to-face hay tham gia vào các hoạt động xã hội.

Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện đại

Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện đại
Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện đại

Mặc dù có những thay đổi nhưng văn hóa ứng xử vẫn giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Nó không chỉ tạo ra một môi trường lành mạnh và tôn trọng cho cả cá nhân và cộng đồng, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững thông qua việc duy trì các giá trị và chuẩn mực xã hội.

Văn hóa ứng xử giúp chúng ta thiết lập các quy tắc và nguyên tắc để sống chung trong một cộng đồng. Nó thể hiện sự lịch sự và tấm lòng khoan dung, chia sẻ với người khác. Đồng thời, nó cũng giúp con người phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả, rèn luyện tính kiên nhẫn và biết lắng nghe để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của mỗi người.

Kết luận

Dù có trải qua bao thế hệ thì văn hóa ứng xử xưa và nay đều có điểm chung đó là giữ gìn những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Đó là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sẻ chia với nhau. Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn luôn coi trọng lễ nghi, đề cao cách đối nhân xử thế.

Đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển, chúng ta cần giáo dục cho giới trẻ về ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hay gia đình. Nó tạo ra một môi trường lành mạnh và tôn trọng cho cả cá nhân và cộng đồng, góp phần vào sự phát triển bền vững thông qua việc duy trì các giá trị và chuẩn mực xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Lê Bình

Chào bạn! Mình là Lê Bình, mình là Thạc sĩ Tâm lý học - Ngôn ngữ học tiếng Anh. Mình thích viết, thích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy học tập trong đời sống hàng ngày...
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button