Những quy tắc về văn hóa ứng xử trong trường học
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là hoạt động vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp môi trường học đường thêm văn hóa mà còn giúp cho các thế hệ học sinh, sinh viên có được nhận thức đúng đắn về cách ứng xử với bạn bè, thầy cô trong nhà trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết về bộ văn hóa ứng xử trong nhà trường. Từ đó xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo chất lượng giáo dục.
Văn hóa ứng xử trong trường học là gì?
Đây là những quy tắc, là các chuẩn mực văn hóa giúp cho các em học sinh, sinh viên và cả thầy cô giáo có được nhận thức đúng đắn trong môi trường giáo dục. Điều này giúp cho toàn thể nhà trường có được hành vi và cách cư xử đúng mực, thể hiện suy nghĩ, tình cảm một cách tốt đẹp nhất. Tất cả đều nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên.
Ngày nay, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là mục tiêu chung của các ngôi trường, là nhiệm vụ cấp thiết và được thực hiện xuyên suốt. Mục tiêu của bộ ứng xử này giúp cho học sinh, sinh viên và giáo viên hoàn thiện nhân cách, nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên…
Thực tế thì môi trường giáo dục đang gặp phải rất nhiều vấn đề. Nhiều cán bộ quản lý có cách cư xử chưa đúng mực với bộ phận cấp dưới như dễ cáu gắt, quát nạt, áp đặt, tạo ra không khí nặng nề trong công việc….
Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh vẫn còn xa cách, chưa thấu hiểu nhau. Nhiều học sinh cũng có thái độ thiếu tôn trọng, sống buông thả, không coi trọng các giá trị đạo đức và có nhiều hành vi sai phạm như vi phạm nội quy, bạo lực học đường…
Vì những vấn đề trên nên việc xây dựng văn hóa ứng xử của học sinh, sinh viên và cả cán bộ giáo viên là hoạt động vô cùng cấp thiết. Vì một môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng, mỗi chúng ta đều cần tuân thủ các quy định, văn hóa ứng xử trong nhà trường.
Bộ văn hóa ứng xử trong trường học
Văn hóa ứng xử trong nhà trường có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần, có vai trò giáo dục học sinh, sinh viên và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Dù bạn là học sinh, sinh viên, giáo viên hay cán bộ quản lý cũng đều phải tuân thủ những văn hóa ứng xử này:
- Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể học sinh, sinh viên, nhân viên, giáo viên, gia đình và cộng đồng về các chủ trương của Đảng trong việc xây dựng văn hóa ứng xử ở trường học. Những văn hóa này quy định rõ ràng về thái độ, hành vi, chuẩn mực của người làm nghề nhà giáo và cả học sinh, cán bộ trong trường học.
- Tuyên truyền về tinh thần yêu nước, yêu thương con người, cách đối nhân xử thế giữa người với người. Có hoạt động nêu gương, tuyên dương những cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện tốt công tác xây dựng bộ văn hóa ứng xử trong nhà trường.
- Chỉ đạo và tuyên truyền thêm về văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay. Tổ chức các hoạt động có tính chất giáo dục học sinh, sinh viên, cán bộ nhân viên trong các ngày lễ lớn của nhà trường.
- Lồng ghép các quy định về văn hóa ứng xử trong trường học vào các quy định như: quy định khen thưởng, xếp loại công chức, viên chức hằng tháng hoặc quy chế công tác học sinh – sinh viên.
- Phát huy vai trò của Đoàn, Hội bằng cách tổ chức các hoạt động tuyên truyền văn hóa ứng xử tốt đẹp trong trường học.
Văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay
Đối với bộ phận học sinh, sinh viên thì việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường là điều vô cùng quan trọng. Bởi đây là thế hệ trẻ và cần được giáo dục một cách chuyên nghiệp. Những cách cư xử trong môi trường giáo dục sẽ hình thành nên tính cách tốt đẹp và có cách ứng xử với cuộc sống bên ngoài.
- Học sinh phải có thái độ tôn trọng, lễ phép với giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Trung thực, tuân thủ các nội quy được đặt ra.
- Có tinh thần xây dựng văn hóa của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Không có hành vi bạo lực, gây gổ trong phạm vi trường học.
- Luôn hòa nhã, thân thiện và giúp đỡ bạn bè.
- Không có hành vi chia cắt, gây mất đoàn kết, bịa đặt thông tin nhằm hạ thấp danh dự của người khác.
Văn hóa ứng xử của giáo viên
Bộ phận giáo viên chính là tấm gương để cho học sinh, sinh viên noi theo. Là người trực tiếp giảng dạy nên giáo viên cần có cách cư xử đúng mực, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và chuyên nghiệp.
- Giáo viên có thái độ tôn trọng, tôn trọng sự khác biệt giữa các bạn học sinh.
- Ngôn ngữ chuẩn mực, là người thầy, người cô mẫu mực, bao dung và có trách nhiệm.
- Yêu thương, thấu hiểu với hoàn cảnh của mỗi bạn học sinh.
- Luôn lắng nghe và khích lệ học sinh cố gắng học tập.
- Tích cực phòng chống bạo lực học đường, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện.
- Không vụ lợi cá nhân, không trù dập, định kiến hoặc cố ý làm khó học sinh, đồng nghiệp.
- Không thờ ơ, bao che cho những hành vi trái với chuẩn mực mà học sinh gây ra.
- Luôn cố gắng học tập, nâng cao chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Không xúc phạm, gây mất đoàn kết giữa các giáo viên, học sinh.
Văn hóa ứng xử của cán bộ quản lý trường học
- Bộ phận quản lý trường học là những người lãnh đạo nên cần có ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, đối xử công bằng.
- Yêu thương và có trách nhiệm để đồng hành với bộ phận giáo viên, nhân viên.
- Không xúc phạm, lợi dụng chức quyền để trù dập bạo hành người khác.
- Có chính sách, kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học và tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền tới toàn thể mọi người.
- Uy tín, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và phát huy năng lực của giáo viên, nhân viên.
- Gắn kết học sinh, giáo viên và nhân viên nhằm phục vụ cho hoạt động giáo dục.
- Không né tránh trách nhiệm
Lời kết
Trên đây là những văn hóa ứng xử trong trường học, là những chuẩn mực và cách ứng xử của học sinh, sinh viên, nhà trường, cán bộ quản lý… Những quy tắc này đều nhằm giúp học sinh rèn luyện, điều chỉnh hành vi, tạo môi trường học tập lành mạnh. Đồng thời, nó cũng là thước đo để cho thấy một môi trường giáo dục lành mạnh, chuyên nghiệp.