Văn hóa

Tip văn hóa ứng xử trong du lịch để trở thành người tự tin, bản lĩnh

Những loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm,… ngày càng phát triển và đem đến cho du khách những trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên với những tín đồ “nghiền du lịch”, du lịch với họ không chỉ đơn giản là “xách balo lên và đi” mà đằng sau đó còn cả mớ vấn đề cần lưu tâm. Trong đó, họ luôn để ý đến hình ảnh bản thân, cách họ đối xử, giao tiếp với người dân bản địa ra sao, ngôn ngữ, lời nói, cách hành xử như thế nào? Bởi nó nói lên nhân phẩm, tính cách một con người, tất cả điều đó thuộc về văn hóa ứng xử trong du lịch. Vậy ứng xử văn minh khi đi du lịch như thế nào để ghi điểm trong mắt người khác, hãy đọc ngay bài viết sau

Những tình huống có thật về cách hành xử trong du lịch của du khách

Những tình huống có thật về cách hành xử trong du lịch của du khách

Hiện nay, tại các điểm, khu du lịch du khách đến tham quan du lịch đều tuân thủ các nội quy, quy định như: trang phục nghiêm túc phù hợp với nơi tín ngưỡng, thờ cúng, nghĩa trang liệt sĩ,  lễ hội truyền thống,… Tình trạng đi vệ sinh bừa bãi, khạc nhổ ở nơi công cộng hầu như không còn. Đa phần mọi người đều có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, cư xử đúng mực, biết bảo vệ, giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh những hình ảnh đẹp ấy, không hiếm gặp những việc làm phản cảm, kém văn hóa cả từ thực khách lẫn người dân địa phương.  Đâu đó vẫn còn những cô gái quần đùi, áo ngắn đến chốn tâm linh hay ngôn từ thiếu văn hóa vẫn phát ra từ du khách. Vẫn còn những trường hợp hành xử kém văn hóa, khi bị bóc phốt thì bị dân tình ném đá thậm tệ.

Tháng 7/2020, một đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội ghi lại cảnh một đám bạn nữ liên tục bóc những gói bánh tung ra sàn nhà ở một khách sạn tại Sapa. Tất cả đồ đạc, đồ ăn thừa đều bị ném khắp sàn nhà, mọi thứ trong tủ lạnh cũng bị các cô gái lục tung, đồ đạc của khách sạn thì “ không cánh mà bay”. Sau khi bày bừa ra phòng, thỏa mãn thì các cô gái đã dời đi. Chích suất camera đã ghi lại toàn bộ cảnh hành xử đó của nhóm bạn nữ rồi tung clip lên mạng. Cộng đồng mạng được phen dậy sóng, khi bị ném đá quá mức, một bạn trong số đó mới lên tiếng, lý do làm như vậy bởi giá khách sạn quá cao, chủ khách sạn ăn chặn bớt tiền của họ, vì quá bức xúc nên mới làm như vậy.

Hay vụ, “treo đầu dê, bán thịt chó” tại một Villa ở Sóc sơn. Theo lời khách du lịch kể, xem review trên mạng thì thấy rất tiện nghi, hiện đại nhưng khi đến nơi rác rưởi đầy bể bơi, bóng xẹp hết, phòng ốc bốc mùi ẩm thấp, ghế sofa cũ đã lâu năm, trời nóng lại thêm combo mất điện. Khi được nói chuyện với quản lý thì họ nói: Hoàn toàn không biết bị cắt điện, cái này là do lỗi bên điện lực. Sự thiếu trách nhiệm của đội ngũ quản lý, thêm vào đó là các xử sự bất kịch sự, thái độ chê bai khách hàng đã khiến cả cộng đồng mạng phẫn nộ.

Đặc biệt, không hiếm những trường hợp người dân tại khu du lịch bán hàng chặt chém, nâng khống giá cả, bán hàng kém chất lượng. Thậm chí, khi khách du lịch hỏi mà không mua sẽ bị họ chửi bới, dọa đánh,…

Rất nhiều vụ việc liên quan đến cách ứng xử kém văn hóa trong du lịch giữa con người với  nhau. Vậy làm sao để nâng cao văn hóa ứng xử trong du lịch?

Bí kíp để ứng xử văn minh trong du lịch

Bí kíp để ứng xử văn minh trong du lịch

Nếu muốn là một du khách có văn hóa ứng xử trong du lịch, bạn hãy tuân thủ các quy tắc sau:

  1. Chú ý đến trang phục khi đi du lịch

Mỗi điểm du lịch sẽ có những bộ trang phục phù hợp riêng. Chuyến đi sẽ trở nên ý nghĩa hơn, những tấm hình sẽ trở nên lung linh hơn khi bạn diện các bộ đồ có cánh. Tuy nhiên, khi đến những nơi cần sự trang nghiêm thì bạn cần ăn mặc lịch sự.

2. Tôn trọng văn hóa, tôn giáo ở nơi khác

Bí kíp để ứng xử văn minh trong du lịch

“Nhập gia tùy tục” do đó bạn cần thích nghi tôn trọng phong tục tập quán của địa phương, đất nước khác. Văn hóa ứng xử trong du lịch “Tôn trọng văn hóa, tôn giáo ở nơi khác” thế hiện ở sự tìm tòi, am hiểu nền văn hóa nơi khác để có cách hành xử đúng mực.

3. Không chen lấn

Tâm lý mọi người ai cũng muốn nhanh, không ai muốn chờ đợi. Nhất là tại những quán ăn nổi tiếng, địa điểm hót lượng khách thường rất đông. Thế nhưng hãy là một khách du lịch văn minh, xếp hàng và xếp hàng chờ đến lượt. Chen lấn, xô đẩy chỉ làm người khác có cái nhìn xấu về bạn, chậm đôi phút cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hành trình du lịch của bạn cả.

4. Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng

Không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định, – Hành động nhỏ nhưng nhiều người vẫn không làm được. Trở thành người văn minh  không khó, chỉ là bạn có muốn hay không thôi.

5. Xin phép trước khi chụp ảnh

Khi muốn chụp hình với người bản địa,  hay dân địa phương bạn cần xin phép họ chứ đừng tự ý chụp. Bởi rất nhiều người không muốn xuất hiện trên khung hình của bạn, nhưng nếu bạn thiện chí chắc chắn họ sẽ đồng ý ngay.

6. Hút thuốc đúng nơi quy định

Hút thuốc ảnh hưởng rất lớn đến người xung quanh, nhiều nơi hút thuốc được cho là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, bạn cần để ý đến các biển báo chỉ dẫn để xem có được hút hay không.

7. Tuân thủ giờ giấc của đoàn du lịch

Rất nhiều người có thói quen giờ cao su, điều này khiến người khác cảm thấy rất khó chịu, thể hiện sự thiếu tôn trọng đến mọi người xung quanh ảnh hưởng đến toàn đoàn du lịch.

8. Lầy đủ khẩu phần ăn cho bản thân

Việc lấy đủ khẩu phần ăn sẽ khiến bạn trở nên sang chảnh hơn, thưởng thức được nhiều món ngon, tránh tình trạng lãng phí đồ ăn.

9. Mua hàng nên mặc cả nhưng đừng chi li quá

Mặc cả là điều mà khách du lịch nên làm, bạn có thể trả giá để “thuận mua, vừa bán”. Mỗi món hàng sẽ có một mức giá riêng, phù hợp với giá trị sản phẩm. Nhưng đừng trả giá quá thấp khiến người bán bực mình, đừng kì kèo 1 – 2 nghìn để hạ thấp giá trị bản thân mình.

Văn hóa “tip’’ khi đi du lịch

Văn hóa ứng xử trong du lịch tiền tip rất quan trọng. Tiền bo, tip, boa, cho thêm được hiểu là tiền cảm ơn của du khách gửi đến người phục vụ hay người làm công tác hỗ trợ các dịch vụ như” ăn uống, đi lại, chỉ đường, phiên dịch,… Tiền tip thể hiện sự biết ơn, sự ghi nhận những cố gắng của người khác. Tiền tip thịnh hành hơn ở các nước phương Tây, trong khi Việt Nam là nước phương Đông nên nhiều người vẫn chưa quen với khái niệm tip. Tuy nhiên, hiện nay nó trở thành một hiện tượng, trào lưu rất phổ biến. Hãy tham khảo một vài cách tip tiền khi đi du lịch dưới đây để “văn hóa” hơn nhé!

Văn hóa “tip’' khi đi du lịch

  • Mượn nhân viên phục vụ hóa đơn, bìa da, hoặc menu sau đó kẹp tiền vào trong. Với một vài trường hợp đặc biệt, thì bạn có thể kín đáo đặt tiền mặt xuống bàn.
  • Nếu phục vụ chưa hiểu ý bạn, chưa biết có tiền tip trong bìa da thì nên ra dấu hiệu đánh tiếng cho họ biết bằng cách: ra hiệu cảm ơn, hoặc cử chỉ gật đầu rồi đặt bìa xuống bàn, họ sẽ tự hiểu.
  • Tránh đưa nhiều tờ tiền mang nhiều mệnh giá khác nhau, nên làm tròn tiền bằng 1 tờ sao cho gọn nhẹ.
  • Nếu muốn tip cho nhân viên tiền lẻ còn lại sau thanh toán bạn có thể nói: “Bạn hãy giữ lại nó nhé, cảm ơn bạn”.
  • Tránh tip một cách khoa trương, khoe của

 Văn hóa ứng xử của hướng dẫn viên du lịch

Văn hóa ứng xử trong du lịch của hướng dẫn viên đem đến sự hài lòng cho khách du lịch trong mỗi chuyến hành trình. Đối với du khách, ai nấy cũng đều mong muốn được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, được đón tiếp chu đáo, nồng nhiệt, được hướng dẫn viên quan tâm, tôn trọng, giới thiệu cho họ những điều lý thú về điểm du lịch.  Tất cả điều đó tạo nên chất lượng hoàn hảo cho một chuyến du lịch và tạo nên nét riêng đặc trưng cho doanh nghiệp. Văn hóa ứng xử của hướng dẫn viên du lịch cần có:

  • Ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu: Chọn ngôn ngữ phổ biến, phổ thông, để mọi người dễ hiểu nhất. Trong quá trình làm việc, hướng dẫn viên được  trang bị các thiết bị công nghệ để giao tiếp. Tuy nhiên, giọng nói cần dễ nghe, âm lượng vừa đủ, tránh sử dụng từ địa phương,
  • Thân thiện: Điều này sẽ xóa nhòa khoảng cách giữa bạn và mọi người trong tua, tạo nên sợi dây gắn kết cả đoàn lại với nhau.
  • Có kiến thức chuyên sâu: Sự chuyên sâu thể hiện ở khả năng hiểu về nguồn gốc, sự hình thành, am hiểu tường tận về các điểm du lịch. Sự chuyên sâu khi sử dụng được nhiều thứ ngôn ngữ để giao tiếp  với các đối tượng khách du lịch khác nhau, đồng thời biết sử dụng linh hoạt các kỹ năng: quay phim, chụp hình,…
  • Tôn trọng lắng nghe mọi người: Hướng dẫn viên được ví như người “làm dâu trăm họ”, vì vậy luôn chuẩn bị một tâm  thế vui vẻ, nhiệt tình, kiềm chế cảm xúc với du khách. Trong mọi tình huống, điều nên làm là bình tĩnh, tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Khi họ có nóng nảy, bức xúc, hay thô lỗ với bạn thì hướng dẫn viên cũng nên xử lý mọi chuyện êm đẹp nhất có thể, tôn trọng mọi người.
  • Luôn luôn đúng giờ: Một quy tắc mà hướng dẫn viên phải nhớ đó là: đứng đợi du khách tại điểm đến trước khi du khách đến. Bên cạnh đó, đúng giờ để đảm bảo tour du lịch đi đúng lộ trình tham quan như ban đầu.
  • Ứng xử khôn khéo, linh hoạt: Linh hoạt trong cách diễn đạt ngôn ngữ, cách giải quyết vấn đề để chuyến đi thành công tốt đẹp.

Nâng cao văn hóa ứng xử trong du lịch đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng không ngừng của mỗi cá nhân. Đặc biệt cần có sự chỉ đạo phối kết hợp với các đơn vị cấp trên để tuyên truyền, kiểm tra định kỳ những vấn đề liên quan đến du lịch.

Du lịch đem lại cho nước ta nguồn doanh thu lớn. Tuy nhiên, để nó phát huy hơn nữa thế mạnh của mình, trong tương lai vấn đề văn hóa ứng xử trong du lịch cần được quan tâm hơn nữa. Hãy trở thành một người khách thông minh, đối xử khéo léo, lịch sự để hình ảnh khách du lịch mãi đẹp trong mắt người dân địa phương.

5/5 - (1 bình chọn)

Phan Hiền

Chia sẻ kinh nghiệm, những giá trị sống tích cực đang được rất nhiều các bạn trẻ học tập và làm theo.
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Yêu thích nhát
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button