Tâm lý học

Sang chấn tâm lý là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách thoát khỏi sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý là gì? Làm thế nào để khắc phục sang chấn tâm lý? Đây là hai vấn đề được quan tâm của rất nhiều người với mong muốn có thể chữa lành cho bản thân. Sang chấn tâm lý thường có cảm giác hoang mang, lo sợ và điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hằng ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này.

Sang chấn tâm lý là gì?

Sang chấn tâm lý là gì? 
Sang chấn tâm lý là gì?

Sang chấn tâm lý (hay còn gọi là chấn thương tâm lý), đây là một dạng tổn thương về mặt tâm trí được gây ra bởi một sự kiện trong quá khứ. Sự kiện này tác động lớn lên tinh thần của cá nhân, thường là những sự kiện đau khổ tột cùng, ví dụ như bị lạm dụng, bạo hành, những người trải qua chiến tranh hay chứng kiến một sự việc khủng khiếp nào đó. Những trải nghiệm này rất khó xóa bỏ hoàn toàn và nó có thể kéo dài trong nhiều năm liên tiếp với cường độ cảm xúc lớn.

Sang chấn tâm lý đôi khi là kết quả của việc tích tụ cảm xúc sau một thời gian dài, có thể là vài tháng, vài năm thậm chí là nhiều thập kỷ khi gặp phải các sự kiện đau buồn lặp đi lặp lại. Khả năng chịu đựng của con người là quá giới hạn và có những chuyện đến một cách đột ngột, vượt khỏi tầm kiểm soát chính vì vậy mà cá nhân đó có những cảm xúc tiêu cực về những trải nghiệm đó.

Ví dụ: Một cô bé từng bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ. Cô cảm thấy sợ hãi tất cả những người đàn ông xung quanh từ quen biết đến xa lạ. Ngay cả khi có người thực sự quan tâm đến cảm xúc nhưng cô vẫn không thể chấp nhận và nghĩ rằng chuyện trong quá khứ có thể tái hiện lại bất cứ khi nào. Thậm chí, khi đọc một bài báo nói về lạm dụng trẻ em cô cũng lo sợ và mọi ký ức lại ùa về như đang tái hiện lại cơn ác mộng đó.

Có những loại sang chấn tâm lý nào?

Có những loại sang chấn tâm lý nào? 
Có những loại sang chấn tâm lý nào?

Theo phân loại của Elliot và Eisdorfer, sang chấn tâm lý được chia thành 5 loại chính sau đây:

  • Sang chấn thời gian giới hạn cấp thời: Đây là những sự kiện liên quan đến thực nghiệp như phát biểu, diễn thuyết hay nói trước đông người.
  • Yếu tố sang chấn tự nhiên ngắn: Đây là những sự kiện liên quan đến những thách thức, tác động tự nhiên có tính ngắn hạn ví dụ như thi cử thất bại
  • Yếu tố sang chấn kéo dài: Là những sự kiện, trải nghiệm xảy ra khiến cá nhân phải thay đổi nhận thức, cuộc sống và buộc họ phải xây dựng lại từ đầu. Đôi lúc họ không biết được bao giờ mới kết thúc được khó khăn đó, ví dụ như bị tai nạn nằm liệt giường (người thực vật), đi tù…
  • Yếu tố sang chấn từ xa: Thường là những sự kiện gắn liền với tuổi thơ và tồn tại trong tâm trí khiến họ bị ám ảnh và có những cảm xúc tiêu cực ví dụ như bị lạm dụng, bị bắt cóc, bị bạo hành khi còn nhỏ.
  • Chuỗi sự kiện sang chấn: Yếu tố này chỉ đến loại sang chấn mà cá nhân đó phải chịu nhiều sự kiện đau buồn liên tiếp như mất bố mẹ bị tai nạn khiến bản thân trở thành trẻ mồ côi từ đó sống trong khó khăn

Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý là gì?

Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý là gì?
Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây chấn thương tâm lý, đó có thể là sự ám ảnh, căng thẳng, stress trong cuộc sống. Mỗi người sẽ có một khả năng chịu đựng khác nhau vì vậy mà tùy theo khả năng tâm lý mà mức độ ảnh hưởng từ các sự kiện này có thể khác nhau. Có những người bị tai nạn nhưng sau đó vẫn sống bình thường như không có chuyện gì, họ vẫn lái xe được nhưng có người bị ám ảnh và không thể lái xe thậm chí là sợ hãi khi nhìn thấy xe cộ đi ngoài đường.

Những sự kiện gây sang chấn tâm lý thường gặp như bị bạo lực, bị lạm dụng, chiến tranh, thiên tai, mất người thân, bị tai nạn gaio thông, bị bắt cóc, khủng bố…Dù là sự kiện nào gây nên thì tâm lý của những người này cũng sẽ bị ảnh hưởng và nếu không được giải tỏa sẽ gây nên những tổn thương tâm lý nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

Dấu hiệu sang chấn tâm lý

Dấu hiệu sang chấn tâm lý
Dấu hiệu sang chấn tâm lý

Những người bị sang chấn tâm lý thường có tâm lý sợ hãi, lo âu, nghi ngờ mọi người xung quanh. Những dấu hiệu điển hình như: thường xuyên gặp ác mộng về những việc trong quá khứ, lo lắng, nghi ngờ những người xung quanh mình, sống cô lập với mọi người, dễ giật mình, khó ngủ, thức giấc nửa đêm do gặp ác mộng, kiệt sức, tim đập nhanh, có hành vi rối loạn tâm lý, ám ảnh cưỡng chế…Nếu thấy bản thân mình có những dấu hiệu như trên thì có thể bạn đang có nguy cơ bị sang chấn tâm lý.

Sang chấn tâm lý ảnh hưởng như thế nào?

Sang chấn tâm lý ảnh hưởng như thế nào?
Sang chấn tâm lý ảnh hưởng như thế nào?

Chấn thương tâm lý có thể gây ra tình trạng căng thẳng quá mức và dẫn đến stress hay còn được gọi là rối loạn căng thẳng sau sang chấn ( PTSD). Sang chấn tâm lý có thể làm thay đổi hệ thống nội tiết của cơ thể và hệ thống thần kinh thông qua những phản ứng tâm – thể lý. Cũng có nghiên cứu nói rằng, chấn thương tâm lý có thể ảnh hưởng đến vùng não kéo theo sự thay đổi về tư duy, nhận thức và khả năng đưa ra quyết định.

Về tâm lý, những người bị sang chấn tâm lý luôn trong tình trạng căng thẳng, lo lắng, mất kiểm soát hoặc cảm thấy tội lỗi…Bên cạnh đó, những người này cũng gặp khó khăn trong giấc ngủ vì thường xuyên mất ngủ từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Họ cảm thấy hoài nghi bản thân và cho rằng mình không có giá trị vì vậy mà luôn thiếu tự tin làm cản trở tới sự thăng hoa trong công việc, tình yêu.

Làm thế nào với sang chấn tâm lý

Hiểu rõ về tâm lý của bản thân

Trên thực tế, để xóa bỏ hoàn toàn sang chấn tâm lý khỏi tâm trí là điều rất khó. Trước những sự kiện đau khổ, phản xạ của chúng ta đó là hoảng sợ và né tránh và nếu tâm lý luôn trong tình trạng này thì những tổn thương về tâm lý không thể chữa lành được. Chính vì vậy, trước khi tìm cách vượt qua sang chấn tâm lý thì bạn phải hiểu rõ về tâm lý của mình và chấp nhận mọi cảm xúc và thừa nhận bản thân đang cần được chữa lành.

Đối diện với sự thật

Cho dù điều đó có đáng sợ ra sao nhưng bạn cũng phải học cách đối diện với nó vì không thể né tránh được cả đời. Ví dụ, bạn sợ người lạ vì bị bắt cóc lúc nhỏ nhưng bạn không né tránh tất cả mọi người xung quanh được vì xung quanh bạn có rất nhiều mối quan hệ cần được giao tiếp. Việc vượt lên trên nỗi sợ và đối diện với thực tại theo thời gian sẽ giúp bạn hoàn toàn quen với điều đó.

Ngừng đổ lỗi cho bản thân

Dù là nạn nhân hay người gây ra lỗi lầm trong quá khứ thì bạn cần hiểu điều đó đã diễn ra rồi vì vậy hãy ngừng đổ lỗi cho bản thân mà hãy hướng đến hiện tại. Những điều tốt đẹp vẫn đang đón chờ bạn ở phía trước.

Kiểm soát cảm xúc và những suy nghĩ tiêu cực

Cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng màu hồng mà đôi khi cũng sẽ có thất bại, đau khổ. Nếu như chỉ biết suy nghĩ tiêu cực thì sẽ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Bạn hãy hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh và hãy luôn nghĩ hướng giải quyết cho vấn đề. Một cách để loại bỏ sự buồn bã hay cảm xúc tiêu cực hiệu quả đó là tập yoga hoặc ngồi thiền nên bạn có thể tham khảo thử nhé.

Luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan

Mọi vấn đề xảy ra luôn có hai mặt là tốt và xấu. Thay vì chỉ nghĩ đến những tác hại, điều xấu từ sự việc đó thì bạn hãy thử nghĩ nó theo mặt còn lại. Đừng vội vã đưa quyết định mà hãy từ từ phân tích hai mặt lợi và hại để có được những lựa chọn thật sáng suốt.

Bên cạnh những cách trên thì còn có thêm rất nhiều cách khác để giúp bạn vượt qua sang chấn tâm lý như tập thể dục, lắng nghe bản thân, giao tiếp với nhiều người hơn, dành thời gian nghỉ ngơi…

Lời kết:

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm sang chấn tâm lý là gì thông qua bài viết trên. Sang chấn tâm lý luôn mang tới những cảm xúc tiêu cực và tâm lý lo sợ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của chúng ta. Ai trong chúng ta cũng đều đáng được yêu thương vì vậy học cách tự chữa lành cho bản thân khỏi những tổn thương tâm lý là điều mà chúng ta nên làm. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về sang chấn tâm lý và biết cách tự vượt qua nó. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Lê Bình

Chào bạn! Mình là Lê Bình, mình là Thạc sĩ Tâm lý học - Ngôn ngữ học tiếng Anh. Mình thích viết, thích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy học tập trong đời sống hàng ngày...
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button