Kỹ năng sống

5 nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống

Trong những năm gần đây, xã hội đã quan tâm nhiều hơn về kỹ năng sống và nhận thấy nó có vai trò quan trọng như thế nào đối với mỗi cá nhân. Tuy nhiên, từ gia đình, trường lớp đến xã hội cần giáo dục kỹ năng sống như thế nào cho dễ tiếp thu là điều mà chúng ta cần lưu ý. Nếu bạn quan tâm tới vấn đề này, bạn không nên bỏ qua 5 nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống mà ai cũng cần biết, để truyền tải những thông điệp đến mọi người một cách tốt nhất.

Đối tượng cần giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống không chỉ dành cho những thiếu niên ở tuổi mới lớn trở lên. Độ tuổi tốt nhất để giáo dục kỹ năng sống đó chính là trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non. Các bé trong giai đoạn này có khả năng tiếp thu nhanh hơn so với lứa tuổi khác. Mặc dù các bé chưa nhận thức được nhiều, nhưng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lúc này sẽ là nền tảng để bé phát triển toàn diện hơn sau này và thành công hơn trong cuộc sống.

Giáo dục kỹ năng sống cho bé ngay từ nhỏ là rất cần thiết
Giáo dục kỹ năng sống cho bé ngay từ nhỏ là rất cần thiết

5 nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống ai cũng cần biết

Nếu bạn muốn truyền tải những thông điệp, kỹ năng đến trẻ nhỏ một cách hiệu quả nhất. Hãy lưu ý 5 nguyên tắc được các chuyên gia cân nhắc dưới đây:

  1. Không quá cưng chiều trẻ

Đối với trẻ nhỏ, các bậc làm cha mẹ luôn dành tình yêu thương và sự dịu dàng để quan tâm chăm sóc bé. Vì thế, bố mẹ luôn chiều chuộng, làm theo mọi điều mà trẻ muốn. Vấn đề đặt ra ở đây là trẻ nhỏ thường làm theo bản năng nên nếu được hướng dẫn rõ ràng về cách sống như thế nào là tốt, như thế nào là không tốt. Vì thế, nếu bố mẹ quá nuông chiều, dễ dãi với các con thì bé sẽ dễ dựa dẫm, ỷ lại. Không những thế, khi nuông chiều, khoan hồng cho các lỗi lầm của bé thì sẽ khiến bé “được nước làm tới”, độc đoán và ích kỷ hơn. Vì thế, khi muốn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thì tuyệt đối không được nuông chiều trẻ quá mức.

Giáo dục kỹ năng sống không nên quá cưng chiều trẻ
Giáo dục kỹ năng sống không nên quá cưng chiều trẻ
  1. Không can thiệp nhiều vào không gian riêng của trẻ

Đối với cha mẹ, việc dành nhiều thời gian cho con chẳng có gì lạ. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến trẻ, dành mọi thời gian cho trẻ khiến chúng mất đi tự tư do riêng tư của mình. Bạn không cần dành thời gian của mình để phụ giúp con, ngay cả trong việc làm bài tập, lựa chọn bạn cho con, lựa chọn môn thể thao, năng khiến cho con. Chính những điều này khiến trẻ trở nên lệ thuộc, bé không có cơ hội thể hiện và tự lập.

  1. Tránh kỷ luật quá hà khắc

Một trong những nguyên tắc khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là không cưng chiều quá mức. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá hàng khắc trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Đây có lẽ sẽ là một thử thách lớn dành cho các bậc cha mẹ, nhưng nó lại giúp trẻ trong việc hình thành những thói quen tích cực. Vì nếu bạn quá hà khắc khắc với bé thì sẽ khiến bé khó chịu, cảm thấy ức chế và sẽ có xu hướng chống đối, gây gổ với mọi người xung quanh.

Bố mẹ, thầy cô không nên kỳ luật quá hà khắc đối với bé
  1. Hãy tôn trọng trẻ

Khi bạn muốn được trẻ tôn trọng thì bạn cũng cần tôn trọng trẻ. Cho dù bé còn nhỏ nhưng nếu được tôn trọng, bé cũng sẽ tự rèn luyện cho mình thái độ tôn trọng người khác. Vì thế, bạn hãy có thái độ với bé như với những người lớn xung quanh để bé cảm thấy mình cũng được tôn trọng. Khi bố mẹ tôn trọng con, thì cũng gián tiếp hình thành cho bé có thái độ cư xử đúng mực sau này.

  1. Xây dựng hành động đúng đắn ở bản thân mình

Trong 5 nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống, đây là điều quan trọng nhất! Bạn đừng chỉ uốn nắn và cố hướng dẫn con làm những điều đúng đắn, học hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng sống mà mình muốn trong khi bản thân mình lại không làm tốt điều đó. Chính những thái độ bố mẹ thể hiện, hành động mà bạn làm mỗi ngày đều tác động mạnh đến nhận thức của trẻ. Vì đa phần trẻ nhỏ đều để ý người lớn là để bắt chước theo, cho dù là những hành động nhỏ nhất.

Bố mẹ phải xây dựng hành động đúng đắn trước khi muốn trẻ làm theo
Bố mẹ phải xây dựng hành động đúng đắn trước khi muốn trẻ làm theo

Những kỹ năng sống cần dạy cho trẻ

Ở trẻ nhỏ, chúng ta không thể yêu cầu trẻ rèn luyện những kỹ năng sống quá khó trong khả năng so với độ tuổi. Tuy nhiên những kỹ năng sống cơ bản mà bạn có thể hướng dẫn trẻ để làm nền tảng phát triển những kỹ năng quan trọng sau này đó là:

  • Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
  • Kỹ năng đề phòng, bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm.
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng kiềm chế cảm xúc.
  • Kỹ năng thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm đến người khác.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng sắp xếp đồ đạc.

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho mỗi cá nhân là điều không dễ dàng gì. Vì mỗi trẻ đều có những tính cách riêng biệt, lại rất hiếu động và thường làm việc theo bản năng. Hiện nay, có nhiều phương pháp và nguyên tắc rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Bố mẹ, trường lớp có thể vận dụng 5 nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống phù hợp để rèn luyện cho con, em mình, làm nền tảng để phát triển toàn diện bản thân sau này.

1.5/5 - (2 bình chọn)

Phạm Lan Anh

Nơi tìm hiểu, cảm nhận, chia sẻ những hoạt động trải nghiệm, kinh nghiệm áp dụng các Giá Trị Sống cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button