Nghệ thuật đặt câu hỏi trong giao tiếp – Hỏi thế nào cho đúng
Nghệ thuật đặt câu hỏi trong giao tiếp là một trong những bí kíp giúp bạn thành công trong nghề nghiệp của mình. Đặt câu hỏi đúng “quan trọng hơn ngàn lần tìm câu trả lời đúng cho một câu hỏi sai”.
Vai trò, lợi ích của nghệ thuật đặt câu hỏi trong giao tiếp
Khi bạn hỏi, bạn ở thế “làm chủ”. Và nghệ thuật đặt câu hỏi trong giao tiếp chính là kỹ năng giúp bạn dẫn dắt câu chuyện hay một cuộc đối thoại sao cho hiệu quả nhất. Đặt câu hỏi, đơn giản, để giao tiếp tốt hơn, đồng thời đảm bảo sự hiểu biết bất kể bạn đang nói hay đang nghe.
Ví dụ: bằng cách đặt những câu hỏi phù hợp khi đang nói, bạn có thể biết người khác có đang lắng nghe hay không và họ có hiểu những gì bạn đang nói hay không. Ngược lại, hỏi lại trong khi lắng nghe, bạn cũng sẽ đảm bảo rằng bản thân mình đang chú ý đến những gì người khác đang nói, thể hiện thái độ tôn trọng họ. Vậy nên các câu hỏi là một phần không thể thiếu của bất kỳ cuộc trò chuyện nào.
Rất nhiều người sợ việc đặt câu hỏi bởi sợ đối phương nghĩ mình không biết; do thói quen tâm lý sợ nói trước đám đông,…Tuy nhiên nếu đặt được câu hỏi đúng bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích:
- Tập trung được suy nghĩ của người khác.
- Tạo được quan điểm chung.
- Xây dựng và củng cố được mối quan hệ tốt.
- Xoa dịu được những mâu thuẫn trong các cuộc tranh luận.
- Thể hiện sự chân thành, quan tâm đến người khác.
- Thể hiện sự thu hút cả tập thể.
- Truyền tải được sự tinh tế và nhạy bén của bạn.
- Khơi dậy những suy nghĩ và nhận được tư vấn của người khác
Các dạng câu hỏi nâng cao nghệ thuật giao tiếp
Chúng ta thường sử dụng nhiều câu khác nhau để hỏi người khác như đa phần lại không ý thức được câu hỏi của mình có tác dụng gì. Trong thực tế, có nhiều loại câu hỏi với những chức năng khác nhau được bộc lộ qua cách trả lời của người được hỏi. Sau đây là một số dạng câu hỏi thường gặp giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp cơ bản.
Câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng là những câu hỏi mà câu trả lời thường là “có”, “không” hoặc một thực tế đơn giản nào đó, tính chất của nó là xác nhận lại thông tin, chứ không có tính gợi mở.
Câu hỏi đóng dùng để thăm dò, giúp bạn xác định nhanh được người đối diện có hứng thú, quan tâm đến điều bạn nói không. Qua cách trả lời của họ, bạn có thể tiếp tục hoặc dừng lại.
Ví dụ:
Q: “Bạn có tham dự cuộc họp ngày hôm qua không?” A: “Vâng, tôi có tham gia”
Q: “Ai nên tham gia nhóm đàm phán của chúng tôi?” A: “John”
Câu hỏi mở
Câu hỏi mở là hỏi khi muốn nắm bắt ý kiến riêng của người được hỏi, đào sâu thêm thông tin, khơi gợi người được hỏi nói về những điều bạn chưa biết hay còn mơ hồ. Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng từ để hỏi có dạng “vì sao, như thế nào, ở đâu, ý kiến của bạn về vấn đề đó…”
Câu hỏi mở là những câu hỏi không có câu trả lời cố định, đánh vào kiến thức, sự hiểu biết, quan điểm hoặc cảm xúc của người trả lời và mở ra những trao đổi hoặc tranh luận.Cuộc trò chuyện hiệu quả khi kết hợp cả hai cách đặt câu hỏi, với cách sử dụng cân bằng và được lựa chọn cẩn thận.
Loại câu hỏi nào bạn nên hỏi tùy thuộc vào loại câu trả lời bạn cần. Nếu bạn muốn làm rõ hoặc hiểu rõ hơn, bạn nên đặt câu hỏi mở. Nếu bạn cần một thông tin hoặc xác nhận, bạn nên đặt một câu hỏi đóng.
Câu hỏi “hình nón”
Câu hỏi dạng hình nón bắt đầu từ những câu hỏi chung, sau đó đi vào trọng tâm trong mỗi câu trả lời để hỏi sâu hơn theo từng cấp độ. Loại câu hỏi này phổ biến khi người điều tra muốn lấy thông tin từ nhân chứng, thu hút hoặc làm tăng sự tin tưởng của người đang nói chuyện với bạn.
Câu hỏi thăm dò
Sử dụng câu hỏi thăm dò là một kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp giúp bạn hiểu rõ vấn đề thông qua một một ví dụ cụ thể. Để đặt câu hỏi thăm dò hiệu quả, nên sử dụng công thức “5 Tại sao” – một phương pháp giúp bạn nhanh chóng nắm được gốc rễ vấn đề.
Câu hỏi dẫn dắt
Câu hỏi dẫn dắt được sử dụng khi bạn muốn được nghe câu trả lời như ý nhưng vẫn để đối phương có cảm giác rằng họ được quyền lựa chọn. Chú ý rằng câu hỏi dẫn dắt sẽ thường có xu hướng đóng.
Câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ không thật sự là câu hỏi vì không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ là những câu khẳng định được viết dưới dạng câu hỏi. Người ta sử dụng câu hỏi tu từ vì muốn người nghe sự đồng thuận và tham gia vào cuộc trò chuyện hơn là chỉ được thông báo về một sự thật hiển nhiên.
Nguyên tắc của nghệ thuật đặt câu hỏi trong giao tiếp
Trong các cuộc hội thoại, khai thác thông tin luôn là một trong những mục tiêu lớn mà bạn muốn đạt được. Nếu biết cách giải quyết, bạn sẽ có nhiều thông tin cần thiết, hữu ích và thiết lập thêm mối quan hệ. Dưới đây là 6 nguyên tắc vàng giúp bạn rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp.
Đừng làm gián đoạn cuộc hội thoại
Ngắt lời người khác đang nói là sự thiếu tôn trọng trong giao tiếp. Điều này, thể hiện rằng “Tôi không có thời gian để nghe bạn nói, bạn chỉ nên nói những gì tôi muốn biết” hoặc “Tôi biết những gì cần phải làm, chỉ cần cung cấp thông tin tôi cần”. Vì vậy, cho dù bạn muốn hỏi một câu hỏi tệ đến mức nào, hãy để người nói kết thúc điều họ đang nói. Bằng cách để họ kết thúc, bạn cũng tạo ra một cuộc trò chuyện thoải mái, nơi người nói cảm thấy được tôn trọng.
Đừng hỏi chỉ vì mục đích hỏi
Đặt câu hỏi cho thấy rằng bạn đang quan tâm đến cuộc trò chuyện. Nhưng đừng đặt câu hỏi chỉ để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe. Những câu hỏi bạn đặt ra nên để biết thêm thông tin, hiểu và làm rõ hơn. Không ai muốn bị gián đoạn bởi những câu hỏi vô ích và ngu ngốc.
Sử dụng im lặng
Cũng đừng đặt câu hỏi chỉ để phá vỡ sự im lặng . Học cách thoải mái với khoảng thời gian im lặng. Mặc dù có thể cảm thấy không thoải mái, nhưng khoảng thời gian im lặng có thể rất hiệu quả trong việc để người nói phản ánh những gì anh ta đang nói. Đôi khi sau một khoảng thời gian im lặng, người nói hoàn toàn có thể thay đổi quan điểm của mình về một số khía cạnh nhất định.
Đặt câu hỏi với sự tự tin
Đừng ra vẻ như thể bạn đang sợ hãi khi hỏi hoặc như thể bạn đã hối hận vì đã hỏi. Đặt bất kỳ câu hỏi nào một cách tự tin để bạn nhận được câu trả lời tôn trọng với thông tin bạn cần. Tự tin hỏi cũng cho thấy rằng bạn đang tích cực lắng nghe và bạn đang tham gia vào cuộc trò chuyện, đồng thời thể hiện bạn có một nền tảng vững chắc về chủ đề đang giao tiếp.
Sử dụng đúng ngữ pháp và từ ngữ
Điều này rất quan trọng đối với cả việc nói và đặt câu hỏi. Sử dụng đúng ngữ pháp, không sử dụng các từ lóng, từ ngữ địa phương. Ngoài ra, hãy lịch sự, thể hiện sự tôn trọng, chú ý đến từ ngữ bạn đang sử dụng. Đừng sử dụng những từ quá khó hiểu. Việc tạo ra một bức tranh về việc bạn thông minh, có học thức chỉ khiến họ khó nói chuyện với bạn hơn.
Hỏi một cách lịch sự, không đặt người khác vào vị trí không thoải mái
Đừng tỏ ra hung hăng và đừng hỏi những câu sẽ khiến họ khó chịu. Bạn không phải là cảnh sát điều tra, nhiệm vụ của bạn không phải là gây áp lực lên họ. Nếu bạn muốn câu trả lời đúng, hãy suy nghĩ kỹ về câu trả lời để đảm bảo rằng bạn khiến họ cảm thấy thoải mái và thư giãn khi nói chuyện.
Đặt câu hỏi cụ thể và đơn giản
Nếu bạn muốn nhận được một câu trả lời cụ thể, hãy đặt một câu hỏi cụ thể. Câu hỏi đơn giản và chỉ giải thích những gì bạn cần, để họ có thể hiểu câu hỏi của bạn một cách chính xác. Đừng tạo gánh nặng cho câu hỏi bằng những lời giải thích, biện minh hoặc ví dụ khác khó hiểu.
Nghệ thuật đặt câu hỏi trong giao tiếp là một trong những kỹ năng sống vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả trong công việc và cuộc sống. Bạn cần thực hành, rèn luyện thường xuyên để có một kỹ năng đặt câu hỏi thuần thục, khiến người được hỏi thoải mái, không thấy bị tra khảo.
bạn đang tìm cách đặt câu hỏi? ồ, bài viết này khác hay đấy