Kỹ năng sống

8 kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ cần được học

Hiện nay, hầu hết cha mẹ đều chưa thực sự quan tâm đến việc hướng dẫn con trẻ cách phòng tránh bị bị xâm hại dựa vào các kỹ năng sống. Điều này khiến các bé không nhận thức được cần bảo vệ bản thân như thế nào, điều gì trên cơ thể mình là quan trọng nhất. Đặc biệt là bé không có khả năng nhận biết chỉ có những ai được đụng chạm vào cơ thể mình. Đây chính là những nguyên nhân khiến nhiều bé dễ bị người lạ tiếp cận, đối mặt với nguy cơ bị xâm hại cao hơn. Nếu các bạn quan tâm và muốn tránh tối đa vấn đề này, hãy trang bị ngay những kỹ năng sống phòng chống xâm hại mà bất cứ đứa trẻ nào cũng nên được học.

Kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ cần được học
Kỹ năng sống phòng chống xâm hại mà bất cứ đứa trẻ nào cũng cần học
  1. Dạy trẻ quy tắc giao tiếp qua 5 ngón tay

Quy tắc bàn tay giao tiếp là một quy tắc bổ ích giúp bé nhận thức rõ ràng được tầm quan trọng trong mối quan hệ mà bé tiếp xúc. Đây là cách tốt để bé tránh được sự xâm hại từ những người không đáng tin.

Thông qua 5 ngón tay của bé bé có thể giao tiếp được với bạn hoặc những người khác
Thông qua 5 ngón tay của bé bé có thể giao tiếp được với bạn hoặc những người khác  

Quy tắc bàn tay giao tiếp như sau:

  • Ngón tay cái đưa lên: Bé chỉ được ôm hôn những người thân ruột thịt của mình trong gia đình.
  • Ngón tay trỏ đưa lên: Bé chỉ được nắm tay, khoác tay với những người trong họ hàng, bạn bè, thầy cô. Nếu không có bố mẹ ở đó, không cho ai vượt quá giới hạn.
  • Ngón tay giữa đưa lên: Bé chỉ được phép bắt tay với những người mà mình quen biết.
  • Ngón tay áp út đưa lên: Bé hãy vẫy tay xin chào với người lạ và khách đến chơi nhà.
  • Ngón út: Xua tay và không tiếp xúc với người lạ. Bé có thể bỏ chạy và la hét nếu cảm thấy bất an khi người lạ đến gần mình, có cử chỉ thân mật.
  1. Giáo dục giới tính dạy trẻ biết đâu là vùng nhạy cảm trên cơ thể

Giáo dục giới tính giúp trẻ trang bị kiến thức hiệu quả để nâng cao kỹ năng sống phòng chống xâm hại. Kỹ năng đầu tiên mà bố mẹ cần dạy cho trẻ đó chính là nhận biết và ý thức được những vùng nhạy cảm trên cơ thể.

Bố mẹ cần giáo dục cho bé biết vùng nhạy cảm trên cơ thể mình và tuyệt đối không được cho ai đụng chạm vào, nếu không phải là bố mẹ.

  1. Không cho ai chạm vào vùng nhạy cảm

Khi bé đã nhận biết được các vùng nhạy cảm trên cơ thể, xác định được giới tính của mình. Bố mẹ cần chú ý dạy cho trẻ biết cách để bảo vệ cơ thể mình trước những sự va chạm của người khác nếu họ cố ý.

Bố mẹ cần căn dặn trẻ không cho ai chạm vào cơ thể mình, nhất là vùng nhạy cảm
Bố mẹ cần căn dặn trẻ không cho ai chạm vào cơ thể mình, nhất là vùng nhạy cảm

Bố mẹ có thể  hướng dẫn con như sau:

  • Nếu có ai đó cố ý đụng chạm vào người con, con hoàn toàn không biết họ là ai, không thích điều đó thì con nên bỏ chạy thật nhanh.
  • Khi con cảm thấy nguy hiểm ngày càng lớn, sợ hãi hơn thì con nên bỏ chạy và la lớn để tìm kiếm sự giúp đỡ.
  1. Dạy trẻ không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác

Ngoài việc dạy trẻ không để người khác đụng chạm vào cơ thể mình. Cha mẹ cũng nên dạy con việc không được chạm vào vùng nhạy cảm của người khác. Nhất là đối với một người khác giới.

Bố mẹ càng cần phải căn dặn con mình về việc không tò mò cơ thể của người khác, để tránh trường hợp bị lợi dụng.

  1. Dạy trẻ tránh xa những người không quen biết đang cố làm thân

Trẻ nhỏ rất thích được bắt chuyện, cho kẹo bánh, đồ chơi. Vì thế, mối nguy hiểm quanh bé cũng cao hơn. Để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ cần dạy trẻ về việc tránh xa người lạ mà mình gặp trên đường nếu chưa được sự đồng ý từ cha mẹ.

Bố mẹ cần dạy trẻ tránh xa những người không quen biết, đang cố làm thân
Bố mẹ cần dạy trẻ tránh xa những người không quen biết, đang cố làm thân
  1. Dạy trẻ về việc không cho người lạ mặt vào nhà

Cha mẹ cần chú ý dạy con tự bảo vệ mình, khi chỉ có 1 mình ở nhà, không cho người lạ vào nhà. Bạn nên chú ý dặn bé đề phòng với người khác giới, cho dù là hàng xóm, chú, bác. Bố mẹ nên dặn bé về việc gọi điện trước cho bố mẹ, nếu không có sự đồng ý thì sẽ không mở cửa.

  1. Chạy thật nhanh khi đối mặt với nguy hiểm và nhờ đến sự giúp đỡ

Trẻ nhỏ không đủ khả năng để chống chọi khi bị tấn công. Vì thế, để phòng trường hợp không may trẻ nhỏ bị kẻ xuất tấn công bất ngờ. Bố mẹ nên đưa ra những tính huống để hướng dẫn cho bé cách chạy trốn. Đồng thời, để bé xử lý tốt khi gặp phải trường hợp không may, bạn đừng quên dạy bé kêu lớn để nhờ sự giúp đỡ nhé.

  1. Nói với bố mẹ khi bị đe dọa hay không thích người nào đó

Các bậc làm cha mẹ nên dạy trẻ cách giữ bình tĩnh, tâm sự với cha mẹ khi mình bị đe dọa hay không thích hành động của ai đó có thể gây tổn thương cho mình.

Dạy trẻ nói với bố mẹ về việc mình bị đe dọa, cảm thấy không an toàn
Dạy trẻ nói với bố mẹ về việc mình bị đe dọa, cảm thấy không an toàn

Trên đây là những thông tin về những kỹ năng sống phòng chống xâm hại mà bất cứ trẻ nhỏ nào cần được học. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ rèn luyện cho con mình kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân tốt nhất.

Đánh giá bài viết

Phạm Lan Anh

Nơi tìm hiểu, cảm nhận, chia sẻ những hoạt động trải nghiệm, kinh nghiệm áp dụng các Giá Trị Sống cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button