Sách hay

Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

Bạn không thông minh lắm đâu của tác giả David McRaney. Đây là cuốn sách minh họa thú vị về những điều mà bạn vẫn tưởng là đúng nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn. Bạn luôn cho rằng bản thân thông minh, đỉnh của đỉnh, bản thân sáng tỏ mọi điều và không bị đánh lừa,… Tuy nhiên, tất cả đều chỉ là suy tưởng của chính bạn mà thôi, thực chất bạn không giỏi giang như vậy thậm chí còn rất thiếu hụt kiến thức. Những ai đọc xong cuốn sách này đều vỡ lẽ về những suy nghĩ của bản thân, cho bạn nhìn rõ mình là ai, mình đang ở vị trí nào. Mặc dù những nội dung trong sách đều đi lại với tưởng tượng của chúng ta nhưng đừng lo lắng vì nó lại điều giúp bạn có trí óc lành mạnh.

Đôi nét về tác giả “Bạn không thông minh lắm đâu”

Đôi nét về tác giả “Bạn không thông minh lắm đâu”
Đôi nét về tác giả “Bạn không thông minh lắm đâu”

Tác giả của cuốn sách là David McRaney. Ông là một nhà báo yêu thích lĩnh vực tâm lý học, khoa học công nghệ và internet. Ngoài ra, ông còn là một phóng viên, biên tập viên, nhiếp ảnh gia, là người từng viết quảng cáo cho Heineken. Hiện ông đang có cuộc sống hạnh phúc bên người vợ của mình ở Hattiesburg, tiểu bang Mississippi, Hoa Kỳ.

Ngoài cuốn sách “You are not so smart” (Bạn không thông minh lắm đâu), tác giả David McRaney còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy (2013),…

Giới thiệu sách “Bạn không thông minh lắm đâu”

Giới thiệu sách “Bạn không thông minh lắm đâu”
Giới thiệu sách “Bạn không thông minh lắm đâu”

Để review sách bạn không thông minh lắm đâu, chúng ta sẽ tập trung nói về nội dung của nó. Nội dung sách được tác giả nghiên cứu, tổng hợp và đem đến những thông tin cực kỳ thú vị. Là một phóng viên, nhân viên truyền thông yêu thích tâm lý học nên tác giả đã nghiên cứu và phân tích tâm lý, hành vi con người một cách gần gũi nhất. Cuốn sách “Bạn không thông minh lắm đâu” chỉ ra cho chúng ta thấy bộ não đang chứa đầy khuôn mẫu, định kiến. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra 48 cách khác nhau khiến chúng ta tự đánh lừa bản thân mà rất khó để nhận ra.

Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy cuốn sách này đó là nó như một tác phẩm nghệ thuật từ nội dung cho tới hình thức. Bìa sách được thiết kế theo kiểu concept bảng hiệu đèn neon, bìa còn được in nổi 3D để tạo hiệu ứng thị giác. Độc giả sẽ bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên và không khỏi tò mò về nội dung bên trong. Cuốn “Bạn không thông minh lắm đâu” dày tới 400 trang với 38 “sự thật phũ phàng” được tác giả phơi bày. Một số chủ đề được tác giả đề cập tới như: mồi tiềm thức, chứng bịa chuyện, ngụy biện về thế giới công bằng, sự tự nghiệm cảm xúc, hiệu ứng ánh đèn sân khấu,…

Review sách bạn không thông minh lắm đâu

Review sách bạn không thông minh lắm đâu
Review sách bạn không thông minh lắm đâu

Hầu hết, chúng ta đều tự cho rằng bản thân rất thông minh, không dễ bị đánh lừa nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược. “Thật ra chúng ta đều là những sinh vật ngu ngốc” nhưng bản thân lại luôn tự thần thánh hóa con người. Cuốn sách này sẽ giúp bạn thay đổi hoàn toàn thế giới quan, nhân sinh quan.

Với lối diễn đạt rõ ràng, bằng chứng minh họa cụ thể, lập luận logic, tác giả đã khiến độc giả phải suy nghĩ nhiều hơn về bản thân. Những ngộ nhận thiếu thực tế hay những hành động cảm tính, sự ngụy biện, dối người dối mình,… là những điều mà con người vẫn làm thường xuyên nhưng lại luôn tự hào rằng mình thông minh.

Review sách bạn không thông minh lắm đâu thì đây là một cuốn sách có tính hài hước, mặc dù phũ phàng nhưng lại không khiến người đọc hoài nghi hay tự ti về bản thân mình. Nhiều người luôn cảm thấy tự ti về bản thân nhưng tác giả đã đưa ra quan điểm khiến bạn phải bất ngờ. Sở dĩ có suy nghĩ này là vì bạn không được như những gì mong đợi. Cụ thể, bạn muốn được tôn trọng và công nhận về giá trị của bản thân. Nhưng đây không phải là điều đáng buồn vì bạn cũng vị kỷ như những người khác. Bạn luôn đánh giá mọi thứ theo cách nhìn chủ quan nhưng lại luôn cho rằng mình là người công bằng, không thiên vị ai. Nhưng tất cả điều này chỉ là tự lừa dối mình, sự thật là bạn đang tự lập trình quan điểm. Dưới cách diễn đạt logic của tác giả, kết hợp thêm ngôn từ hài hước mang đầy tính châm biếm, mỉa mai, cuốn sách “bạn không thông minh lắm đâu” càng thêm thú vị, đem đến cho bạn những cái nhìn hoàn toàn mới. Đây là cuốn sách self-help ý nghĩa nên đọc một lần để nhìn nhận lại chính mình.

Nội dung chính của “Bạn không thông minh lắm đâu”

Nội dung chính của “Bạn không thông minh lắm đâu”
Nội dung chính của “Bạn không thông minh lắm đâu”

Cuốn sách này tập trung vào việc chứng minh cho chúng ta thấy bản thân thật sự không thông minh như những gì bạn tưởng tượng.

Thiên kiến nhận thức

Đây là chủ đề đầu tiên của cuốn sách. Nó là những khuôn mẫu về suy nghĩ và cách hành xử thường dẫn bạn tới sai lầm. Bạn vẫn luôn cho rằng, bản thân biết rõ khi nào mình chịu tác động của điều gì đó và mức độ ảnh hưởng tới hành vi của bạn ra sao. Thế nhưng, sự thật là bạn không hề nhận ra bản thân đang bị tác động liên tục với các ý tưởng do tiềm thức tạo ra.

Trong sách, tác giả đã thực hiện nhiều nghiên cứu để làm ví dụ, điển hình như nghiên cứu của Ron Friedman. Hầu hết, mọi người tham gia chỉ nhìn thấy chứ không được uống thử nước tăng lực hay nước đóng chai. Kết quả cho thấy những người tiếp xúc lâu hơn với hình ảnh chai nước sẽ có khả năng chịu đựng các bài tập thể lực tốt hơn. Điều này đã chỉ ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tiềm thức lên suy nghĩ, hành vi con người. Đồng thời, nó cũng chứng minh được bạn rất dễ bị thao túng bởi mồi tiềm thức.

“Quan điểm cá nhân của bạn là kết quả của hàng năm trời chỉ tập trung chú ý tới các thông tin xác nhận những điều vốn đã nằm trong niềm tin của bạn, trong khi bỏ qua những thông tin trái ngược với quan niệm có sẵn.” Tác giả David McRaney gọi đây là thiên kiến xác nhận.

Sự tự nghiệm

Ở chủ đề thứ hai, tác giả đề cập tới sự tự nghiệm – con đường tắt trong tâm trí dùng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Sự tự nghiệm giúp tăng tốc độ xử lý của não bộ nhưng đôi khi lại bỏ qua nhiều chi tiết quan trọng. Đôi khi chính sự tự nghiệm này lại khiến bản thân suy nghĩ mọi chuyện quá đơn giản. 

“Bạn không thông minh lắm đâu” đề cập tới nhiều loại sự tự nghiệm: Sự tự nghiệm phổ biến (phản ứng nhanh với những thông tin quen thuộc) và sự tự nghiệm cảm xúc (đưa ra những quyết định không chính xác, cảm tính, bỏ qua thực tế) và sự tự nghiệm về tính đại diện,… Tác giả có đề cập đến hiệu ứng hiệu ứng Dunning-Kruger để thể hiện rõ chủ đề này.

Bạn vẫn luôn tưởng rằng bản thân rất thông minh, có thể dự đoán chính xác mọi chuyện nhưng về cơ bản thì bản thân lại rất kém trong việc đánh giá khả năng của mình. Thực chất, bạn chỉ là một người tầm thường, là kẻ nghiệp dư mà thôi.

Sự ngụy biện

Ở chủ đề này, tác giả nói về sự ngụy biện. Nó là những lý lẽ trong tâm trí để biện minh cho suy nghĩ, hành vi của mình. Bạn dễ dàng đưa ra một kết luận mà không biết hết tất cả thông tin có liên quan, dẫn tới sai lệch và bị mắc bẫy nhưng lại không nhận ra.

Cuốn sách“Bạn không thông minh lắm đâu” chỉ ra rằng, ngụy biện có thể là hệ quả của những mơ tưởng viển vông. Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập tới nhiều loại ngụy biện khác như: chứng bịa chuyện, ngụy biện bù nhìn rơm (cố tình bẻ cong hoặc làm thay đổi lập luận của đối thủ), hoặc sự ngụy biện về thế giới công bằng,…

Lời kết

“Bạn không thông minh lắm đâu” là cuốn sách hay cho ta những trải nghiệm thú vị về tâm lý học. Mỗi một chương, tác giả đề cập một chủ đề khác nhau nhưng chủ yếu giúp chúng ta nhìn nhận rõ những hoang tưởng về bản thân. Với lối hành văn đơn giản, sử dụng từ ngữ gần gũi kết hợp với các bằng chứng rõ ràng, David McRaney đã cho chúng ta cơ hội để nhìn rõ hơn về bản thân, biết được mình không thông minh như tưởng tượng.

5/5 - (2 bình chọn)

Lê Bình

Chào bạn! Mình là Lê Bình, mình là Thạc sĩ Tâm lý học - Ngôn ngữ học tiếng Anh. Mình thích viết, thích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy học tập trong đời sống hàng ngày...
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button