Đảng trong cuộc sống

Nội dung 27 biểu hiện cá nhân tự nhận diện để các Đảng viên tự nhìn nhận, đối chiếu

Hiện nay có rất nhiều biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của không ít cán bộ, đảng viên. Do đó, để ngăn chặn và nhìn nhận vấn đề một cách chính xác nhất, không còn cách nào khác là phải vạch ra từng biểu hiện để làm cơ sở cho việc tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên của các cấp, các ngành. Dưới đây là 27 biểu hiện cá nhân tự nhận diện. Vậy thực chất 27 biểu hiện đó là gì? Được biểu hiện ở khía cạnh nào? 

Biểu hiện cá nhân về tự nhận diện là gì?

Để nắm rõ hơn vấn đề này trước tiên ta tìm hiểu biểu hiện cá nhân tự nhận diện là gì? Biểu hiện cá nhân tự nhận diện còn gọi là những biểu hiện suy thoái của Đảng viên về tư tưởng đạo đức, lối sống. Có thể hiểu suy thoái là đi xuống, là sự yếu kém, hư hỏng làm phai dần đi những cái tốt tạo điều kiện cho những cái xấu, lạc hậu tăng dần. Từ đó làm chậm quá trình phát triển dẫn đến sự tha hóa biến chất của sự vật hiện tượng hay chính bản thân con người. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là giảm sút đi niềm tin, ý chí chiến đấu, làm phai nhạt đi ý tưởng, dao động về tư tưởng chính trị, thiếu niềm tin vào ánh sáng của Đảng sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống ngày càng xuống cấp. 

Biểu hiện cá nhân về tự nhận diện là gì?
27 biểu hiện cá nhân tự nhận diện ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng lối sống của nhiều cán bộ Đảng viên

Từ đó, hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là nghi ngờ về vai trò, năng lực lãnh đạo của đảng, thiếu niềm tin vào các cấp, phai nhạt về lý tưởng cách mạng. 

27 biểu hiện tự nhận diện 

Tại Nghị quyết số 04 –NQ/TW đã chỉ rõ 27 biểu hiện cá nhân tự nhận diện suy thoái của cán bộ, đảng viên thuộc ba nhóm tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành  ngày 30/10 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng đã chỉ ra những biểu hiện suy thoái như sau: 

9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị 

1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4) Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.

5) Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng.

6) Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.

7) Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.

8) Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh.

9) Vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”, chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích.

27 biểu hiện cá nhân tự nhận diện

9 Biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống 

10) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

11) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

12) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

13) Mắc bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”.

14) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

15) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên…; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.

16) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

17) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội… Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

18) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ 

19) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện “ đa nguyên, đa đảng”

20) Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển  “xã hội dân sự”. Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn cầu về đất đai. 

21) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 

22) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

23) Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “ phi chính trị hóa” quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an.

24) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.

25) Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.

26) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học-nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ súy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hoá, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng.

27) Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.

Những giải pháp để ngăn chặn 27 biểu hiện cá nhân tự nhận diện về suy thoái đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị

Những giải pháp để ngăn chặn biểu hiện cá nhân về suy thoái đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Qua 27 biểu hiện cá nhân tự nhận diện, cần xác định đúng đắn các biện pháp trong việc ngăn chặn biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị. Có rất nhiều biện pháp phòng, chống biểu hiện suy thoái bao gồm: công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách; các biện pháp về hành chính, kinh tế, pháp luật,.. trên tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội, đồng thời luôn đổi mới các hình thức để phù hợp hơn với thực tiễn. Trong đó tập trung vào các biện pháp sau đây: 

  • Giáo dục, tuyên truyền: Đây là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của các chủ thể, các lực lượng tham gia phòng chống những biểu hiện suy thoái ở nước ta hiện nay. Thông qua công tác giáo dục tư tưởng trong tổ chức Đảng nhằm rèn luyện cán bộ, đảng viên ngăn chặn mọi vấn đề phát sinh dẫn đến biểu hiện suy thoái; đấu tranh, phê bình trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục giúp nâng cao trình độ nhận thức, trình độ giác ngộ chính trị bồi dưỡng phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bản lĩnh, ý chí, niềm tin, phong cách sống, tư cách, nhân cách của cán bộ, đảng viên. Đồng thời vạch trần những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phê phán những trào lưu tư tưởng cơ hội, những nhận thức sai trái, lệch lạc trong xã hội. 
  • Phát huy sức mạnh tổng hợp, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, bộ, ngành liên quan. Đây là vừa là biện pháp quan trọng vừa là quan điểm chỉ đạo yêu cầu cơ bản trong phòng chống những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị ở nước ta hiện nay.
  • Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, trên các lĩnh vực đời sống xã hội luôn giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Để thực hiện biện pháp này đòi hỏi nhà nước phải thật sự trong sạch, cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước phải thật sự mẫu mực, là người vừa có đức, có tài để nhân dân tin tưởng trao cho quyền quản lý, điều hành đất nước, phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Giải quyết những hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn tác động tiêu cực của những biểu hiện suy thoái. 
  • Phát huy cao độ vai trò của cán bộ, đảng viên trong phòng chống những biểu hiện suy thoái trong nội bộ. Biện pháp trên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc phòng chống những  biểu hiện tự nhân diện ở nước ta hiện nay. 

Hy vọng 27 biểu hiện cá nhân tự nhận diện trên đây là cơ sở để nhìn nhận, kiểm điểm lại tinh thần và thái độ làm việc của cán bộ, đảng viên. Để đất nước ngày càng phát triển, dân được ấm no thì đòi hỏi những biểu hiện suy thoái ấy được quét sạch, thay vào đó là những tấm gương đủ đức, đủ tài để lãnh đạo đất nước ngày càng hưng thịnh hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Phan Hiền

Chia sẻ kinh nghiệm, những giá trị sống tích cực đang được rất nhiều các bạn trẻ học tập và làm theo.
Đăng ký nhận thông báo
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button